1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Tiếp tục theo dõi tình hình 5 lao động Việt Nam còn lại ở Lybia

(Dân trí) - Văn phòng Chính Phủ vừa có công văn số 7640/VPCP-KGVX gửi Bộ LĐ-TB&XH về việc liên quan tới lao động Việt Nam làm việc tại Lybia thời gian qua.

Lao động Việt Nam từ Lybia đang làm thủ tục về nước
Lao động Việt Nam từ Lybia đang làm thủ tục về nước

ȍ

Công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam trên cơ sở xem xét báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH về công tác đưa lao động Việt Nam từ Lybia về nước.

Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam có ý kiến đồng ýȠBộ LĐ-TB&XH sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước để hỗ trợ chi phí thuê phương tiện vận chuyển và lệ phí visa cho người lao động Việt nam làm việc tại Lybia về nước.

Đồng thời, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng có ý kiếɮ về việc Bộ LĐ-TB&XH phối hợp cùng Bộ Ngoại giao và các cơ quan tiếp tục theo dõi, nắm tình hình và hỗ trợ cần thiết với 5 trường hợp còn lại.

Được biết, Việt Nam đã phái cử có 1763 lao động làm việc tại Lybia trước thời điểm xảy ra tình hình bất ổn chính trị.

Ngay khi có dấu hiệu bất ổn leo thang, phía Việt Nam đã tìm cách đưa toàn bộ lao động về nước. Tới ngày 21/9, chỉ còn 5/1763 lao động Việt nam còn ở Lybia.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, Ȳ/5 lao động còn lại đang làm việc ở Misrata (cách Tripoliz 250 km về hướng Đông). Mặc dù đã được gia đình, doanh nghiệp và Đại sứ quán thuyết phục nhưng 2 lao động này vẫn xin ở lại Libya làm việc.

Trên cơ sở đó, Bộ LĐ-TB&XH đãȠđề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Libya và doanh nghiệp thường xuyên giữ liên lạc với người lao động để hỗ trợ khi cần thiết.

Với 3 lao động Việt Nam còn lại được xác định là mất tích, Đại sứ quán Việt Nam tại Libya đã phối hợp với ɣhủ sử dụng lao động và chính quyền địa phương, thậm chí thuê các tổ chức bên ngoài tổ chức tìm kiếm nhưng chưa có kết quả.

Việc tìm kiếm 3 lao động này sẽ được phối hợp với tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế tiếp tục thực hiện.

Hoàng Mạnh