1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Tỉ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã tới 81%

Luật Việc làm có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2015, trong đó có quy định về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Chính sách này tác động sâu sắc, trực tiếp đến người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động và vấn đề an sinh xã hội nên đến nay đã có tới 81% số người tham gia BHXH bắt buộc .

Tuy nhiên để triển khai thực hiện tốt hơn nữa , cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng.
Tuy nhiên để triển khai thực hiện tốt hơn nữa , cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng.

Các chính sách hỗ trợ, cụ thể hóa được ban hành

Để triển khai thực hiện Luật Việc làm, rất nhiều văn bản hướng dẫn được ban hành. Cụ thể: Nghị định 127/2008/NĐ-CP (Nghị định 127) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN và Nghị định số 100/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127.

Ngoài ra, Thủ tướng còn ban hành Quyết định số 55/2013/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ đang hưởng TCTN; Quyết định 04/2011/QĐ-TTg quy định về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam.

Vào cuộc, Bộ LĐTBXH đã ban hành Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 127; Thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư 04, trong đó quy định việc chuyển nhiệm vụ thực hiện BHTN từ Phòng LĐTBXH cấp huyện sang TTDVVL thuộc Sở LĐTBXH tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 127; Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32.

Là đơn vị liên quan thực thi, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 96 hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ BHTN; thông tư 134 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Quyết định 04 về quản lý tài chính với BHXH Việt Nam. BHXH Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện thu, chi BHTN, quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT,…

Bước đầu đáng ghi nhận

Về tham gia và đóng BHTN, từ năm 2009 đến nay có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng người tham gia BHTN năm sau đều cao hơn năm trước và luôn đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch được giao. Số người tham gia BHTN hiện nay chiếm gần 81% trong tổng số người tham gia BHXH bắt buộc (11.451.531 người).

Cụ thể, năm 2009 có 5,993 triệu người tham gia BHTN, tổng số thu là 5.510,7 tỉ đồng. Năm 2013 số người tham gia BHTN là 8,676 triệu người, tăng 4,9% so với năm 2012, tổng số thu là 10.094 tỉ đồng. Năm 2014, số người tham gia BHTN là 9,213 triệu người, tăng 6,19% so với năm 2013, tổng số thu là 11.812 tỉ đồng.

Về tiếp nhận và giải quyết hưởng BHTN, từ 1.1.2010 đến 20.12.2014, các TTDVVL tiếp nhận 2.010.642 lượt người đăng ký thất nghiệp, 1.956.340 người nộp hồ sơ hưởng BHTN, trong đó có 1.921.819 người được hưởng TCTN.

Hưởng TCTN hàng tháng, số lượt người có quyết định hưởng TCTN tăng hàng năm, tính đến 20.3.2015 có 1.921.819 lượt người, bằng 98,2% số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng BHTN. Số người có quyết định hưởng BHTN lần 2, lần 3 càng nhiều và có người được hưởng TCTN 9 tháng. Mức hưởng TCTN bình quân là 1,8 triệu đồng/người/tháng đến 2,2 triệu đồng/người/tháng.

Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm được đẩy mạnh. Các TTDVVL đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 1.537.816 lượt người, bằng 83,8% số người có quyết định hưởng TCTN hàng tháng. Riêng tháng 3.2015, số người được tư vấn, giới thiệu việc làm 21.291 người, bằng 81,5% so với người nộp hồ sơ.

Số người được hỗ trợ học nghề tăng qua các năm, tổng số người được hỗ trợ học nghề là 36.475 người. Chi trả các chế độ BHTN được các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện từ ngày 1.12010 trở đi, thông qua nhiều hình thức khác nhau: chi trả trực tiếp tại BHXH cấp huyện, tỉnh, chi trả thông qua hợp đồng đại diện chi trả cấp xã, chi trả thông qua tài khoản ngân hàng ATM và thí điểm chi trả thông qua hệ thống bưu điện cấp xã ở một số tỉnh, thành phố.
Theo Lê Phương/Báo Lao động