Tháng 5/2016: Thí sinh so tài ở 26 nghề tại Kỳ thi tay nghề Quốc gia lần thứ 9

“Kỳ thi tay nghề Quốc gia lần thứ 9 diễn ra từ ngày 23 - 30/5/2016, với 26 nghề. Qua đó, Ban tổ chức tuyển chọn thí sinh tiêu biểu dự Kỳ thi tay nghề Asean lần thứ 11 tại Malaysia tháng 9/2016 và Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 44 tại Abu Dhabi năm 2017”.

Kỳ thi tay nghề QG là sân chơi tuyển chọn thí sinh dự Kỳ thi tay nghề Asean.
Kỳ thi tay nghề QG là "sân chơi" tuyển chọn thí sinh dự Kỳ thi tay nghề Asean.

Ông Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH), trao đổi với báo chí sáng 28/9 tại Hội nghị Lần thứ nhất chuẩn bị cho Kỳ thi tay nghề Quốc gia. Chương trình do Tổng cục Dạy nghề tổ chức sáng 28/9 tại Hà Nội.

Kỳ thi tay nghề Quốc gia lần thứ 9 diễn ra từ ngày 23 - 30/5/2016, với 26 nghề: Cơ điện tử, thiết kế cơ khí, giải pháp phần mềm CNTT, hàn, ốp lát tường sàn, đường ống nước, điện tử, thiết kế website…

Ban tổ chức cho biết, thí sinh dự thi là học sinh không quá 22 tuổi, đang theo học tại các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, đại học, cao đẳng và cơ sở dạy nghề.

Đặc biệt, 3 nghề nghề Cơ điện tử, Lắp ráp mạng thông tin và Tự động hóa công nghiệp chấp nhận thí sinh không quá 25 tuổi.

Những thí sinh có kết quả thi xuất sắc sẽ được xem xét dự Kỳ thi tuyển chọn thí sinh tham gia đội tuyển Quốc gia dự thi Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 11 và Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 44.

Nhiều đại diện trường nghề góp ý về công tác ôn luyện thí sinh.
Nhiều đại diện trường nghề góp ý về công tác ôn luyện thí sinh.

“Kỳ thi tay nghề Quốc gia tổ chức 2 năm 1 lần, đây là cơ hội tôn vinh lực lượng lao động trẻ có tay nghề cao, rèn luyện kỹ năng tại các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Kỳ thi còn là dịp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trẻ, góp phần tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia” - ông Cao Văn Sâm cho biết.

Được biết, cuối năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ được hình thành. 10 thị trường lao động ASEAN về cơ bản sẽ gộp lại thành 1 thị trường chung. “Lao động các nước có thể di chuyển, lao động Việt Nam có thể làm việc tại Singapore, Malaisia, Thái Lan…và lao động các nước có thể đến Việt Nam làm việc. Việc di chuyển tự do như vậy khiến chúng ta phải cộng nhận kỹ năng nghề lẫn nhau” - ông Cao Văn Sâm cho biết.

Trong lịch sử dự thi tay nghề cấp khu vực, VN đã nhiều lần giành vị trí thứ nhất. Qua mười kỳ thi, đoàn Việt Nam nằm trong nhóm bốn quốc gia có thành tích cao nhất khu vực. Vị trí của đội Việt Nam qua các kỳ thi lần lượt: thứ tư toàn đoàn (2001 tại Thái-lan), thứ hai (2002 tại Indonesia), thứ nhất (2004 tại Việt Nam), thứ nhất (2006 tại Brunei), thứ tư (2008 tại Malaysia), thứ ba (2010 tại Thái-lan), thứ hai (2012 tại Indonesia), thứ nhất (2014 tại Việt Nam).

Tham dự Hội nghị, đại diện nhiều trường nghề cũng góp ý về công tác tổ chức ôn luyện thi sinh dự thi các nghề. Nhiều đại diện nhà trường cũng có những đề xuất để giảm thiểu chi phí, tăng tiết kiệm về công tác đầu tư trang thiết bị ôn luyện. Tại kỳ thi này sẽ có 5 Hội đồng thi tại các điểm trường sau: Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội; Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế; Trường Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị; Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội; Trường Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Chế biến Lâm sản.

Hoàng Mạnh

TIN LIÊN QUAN:

Gần 550 học sinh khuyết tật tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin

Đây là kết quả của Dự án “Tăng cường tiếp cận và chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật thông qua công nghệ thông tin” tại 10 tỉnh, thành của VN, giai đoạn 2012-2015. Chương trình do Bộ GD - ĐT và Tổ chức CRS tổng kết đầu tháng 9 vừa qua.

Dự án nhằm mục tiêu tăng cường sự hòa nhập của trẻ khuyết tật tại bậc học phổ thông không có điều kiên tới trường. Tại 42 cơ sở thuộc 10 tỉnh, thành, Dự án đã kết hợp với nhà trường xây dựng được website giaoduchoanhap.edu.vn, qua đó giúp các bậc phụ huynh, học sinh khuyết tật, cán bộ quản lý giáo dục có điều kiện chia sẻ các văn bản, tài liệu, nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập…Đặc biệt, Dự án đã xây dựng bộ ứng dụng CNTT hỗ trợ trẻ khuyết tật như nâng cấp phần mềm tổng hợp tiếng nói dành cho học sinh khiếm thị và bộ băng hình bài giảng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu cho học sinh khiếm thính. Hơn 340 giáo viên, phụ huynh và các nhà quản lý giáo dục đã được tham gia chương trình. Riêng bộ ứng dụng CNTT đã giúp 549 học sing khuyết tật tham gia thí điểm và đạt hiệu quả khả quan.

 N.K

Hà Nam: 82,2% phụ nữ nghèo được học nghề và tạo việc làm

Theo Hội LHPN tỉnh Hà Nam, thời gian qua Hội đã tập huấn kiến thức chuyển giao kỷ thuật, quản lý kinh doanh, giống cây trồng vật nuôi. Qua đó, Hội đã giúp 82,2% phụ nữ nghèo được Hội giúp đỡ, trong đó có 51,9% thoát nghèo.

Bà Hà Thị Minh Tâm, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hà Nam cho biết: “Toàn tỉnh có trên 480.000 lao động, trong đó có 245.038 là lao động nữ. Đa phần lao động nữ ở vùng nông thôn không có tay nghề, tuổi tác không đồng đều, vì vậy khi triển khai mở lớp dạy nghề chúng tôi phải xây dựng giáo trình phù hợp với các cấp trình độ, từ lao động kỹ thuật bậc cao cho đến lao động thủ công truyền thống”.

Tháng 5/2016: Thí sinh so tài ở 26 nghề tại Kỳ thi tay nghề Quốc gia lần thứ 9 - 3

Các nghề được lựa chọn phù hợp với nhu cầu người học, phần lớn là nghề ngắn hạn như: Thêu ren, kỹ thuật trồng trọt, may công nghiệp, tin học, đan lát thủ công…Hội còn kết hợp triển khai nhiều giải pháp như liên kết đào tạo với doanh nghiệp, xây dựng mô hình dạy nghề mới, nghề truyền thống kết hợp với hướng dẫn phát triển kinh doanh cho các hội viên có khả năng phát triển nghề theo quy mô tổ hợp, doanh nghiệp nhỏ; tổ chức dạy nghề lưu động tại cơ sở.

T.H