1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Quảng Ngãi: Săn cua trong đá nham thạch ở đảo Bé

(Dân trí) - Đêm xuống, người dân đảo Bé (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) soi đèn vào hốc đá nham thạch để bắt cua đá. Loại cua này hiện là đặc sản của đất đảo tiền tiêu Lý Sơn với giá bán từ 550 - 600 ngàn đồng mỗi kg.

Săn cua trong đá nham thạch ở đảo Bé

Ở Lý Sơn, loài cua đá còn được người dân đảo Bé gọi là cua dẹp. Loài cua này to cỡ một nắm tay và sống ở các hốc đá nham thạch ven bờ biển. Cua đá có vỏ màu đen, đỏ để ngụy trang, mắt thường rất khó nhìn thấy khi cua nằm lẫn trong đá nham thạch.

Cua đá ăn cỏ, rong rêu trên bờ biển nên rất sạch và thịt có vị ngon, ngọt tự nhiên. Vì vậy, khoảng vài năm trở lại đây của đá trở thành đặc sản của đảo Bé. Vì vậy, sau một đêm sôi của, người dân đảo Bé có thể bán cho du khách và kiếm được từ 500 - 600 ngàn đồng.

Theo anh Đặng Văn Sâm (đảo Bé, huyện đảo Lý Sơn), cua đá ẩn mình trong các hốc đá đến đêm mới bò xuống biển. Để bắt cua phải đi vào ban đêm, đây là thời điểm cua bò ra ngoài để đẻ hoặc kiếm ăn.
Theo anh Đặng Văn Sâm (đảo Bé, huyện đảo Lý Sơn), cua đá ẩn mình trong các hốc đá đến đêm mới bò xuống biển. Để bắt cua phải đi vào ban đêm, đây là thời điểm cua bò ra ngoài để đẻ hoặc kiếm ăn.
Khi phát hiện có ánh đèn, cua đá sẽ nhanh chân chui vào các hốc đá. Lúc đó phải dùng một cây gậy nhỏ để đưa con cua ra ngoài. Trung bình mỗi đêm có thể bắt được khoảng 1 kg. Riêng thời điểm cuối hè là lúc cua ra biển đẻ trứng nên việc bắt cua dễ dàng hơn.
Khi phát hiện có ánh đèn, cua đá sẽ nhanh chân chui vào các hốc đá. Lúc đó phải dùng một cây gậy nhỏ để đưa con cua ra ngoài. Trung bình mỗi đêm có thể bắt được khoảng 1 kg. Riêng thời điểm cuối hè là lúc cua ra biển đẻ trứng nên việc bắt cua dễ dàng hơn.
Cua đá có bề ngoài khá hung dữ, vỏ màu đen hoặc đỏ để ngụy trang trong đá nham thạch. Vỏ của loài cua này rất cứng. Phần lớn người dân chỉ chọn bắt cua đực vì càng to, thịt nhiều.
Cua đá có bề ngoài khá hung dữ, vỏ màu đen hoặc đỏ để ngụy trang trong đá nham thạch. Vỏ của loài cua này rất cứng. Phần lớn người dân chỉ chọn bắt cua đực vì càng to, thịt nhiều.
Quảng Ngãi: Săn cua trong đá nham thạch ở đảo Bé - 4
Cua đá ăn cỏ, rong rêu mọc trên đá nham thạch nên rất sạch và thịt có vị ngon, ngọt tự nhiên. Cua đá hiện là đặc sản được du khách ưa chuộng khi đến tham quan đảo Bé. Hiện cua đá được bán với giá từ 550 - 600 ngàn đồng/kg.
Cua đá ăn cỏ, rong rêu mọc trên đá nham thạch nên rất sạch và thịt có vị ngon, ngọt tự nhiên. Cua đá hiện là đặc sản được du khách ưa chuộng khi đến tham quan đảo Bé. Hiện cua đá được bán với giá từ 550 - 600 ngàn đồng/kg.
Lúc trước cua đá rất nhiều nhưng bây giờ môi trường sống thay đổi nên còn rất ít. Ở đây người dân chỉ bắt những con to và bắt có chọn lọc để bảo vệ loài cua này. Hiện nay nhiều người cũng bắt đầu nuôi để bán vì cua đá rất dễ nuôi, anh Đặng Văn Sâm nói.
"Lúc trước cua đá rất nhiều nhưng bây giờ môi trường sống thay đổi nên còn rất ít. Ở đây người dân chỉ bắt những con to và bắt có chọn lọc để bảo vệ loài cua này. Hiện nay nhiều người cũng bắt đầu nuôi để bán vì cua đá rất dễ nuôi", anh Đặng Văn Sâm nói.

Quốc Triều