1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Phương thức đóng, nguồn đóng BHTN của người sử dụng lao động?

Ông Tiến Khang (Việt Trì, Phú Thọ) hỏi: Tôi sắp mở doanh nghiệp, vậy việc quy định mức đóng và nguồn đóng BHTN ra sao?

Phương thức đóng, nguồn đóng BHTN của người sử dụng lao động? - 1

Theo Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH):

1. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Đối tượng đóng BHTN là công dân Việt Nam, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm: Người từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 đối với nữ; Người đã đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ, đã có 15 năm đóng BHXH trở lên có nhu cần đóng BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí và tuất.

Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây:

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước.

Tất cả người lao động là công dân Việt Nam có hợp đồng lao động từ 12 đến 36 tháng hoặc không xác định thời hạn đều được tham gia Bảo hiểm thất nghiệp. Trừ những người là công chức theo quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP; những người đang hưởng lương hưu hàng tháng, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng và những người làm việc trong doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động.

2. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm của người sử dụng lao động như sau:

a) Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên thì ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

b) Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên thì ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần bảo hiểm thất nghiệp phải đóng còn lại, người sử dụng lao động tự bảo đảm theo quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản này.

c) Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.

d) Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức khác thì khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Việc làm

TIN LIÊN QUAN:

Lao động nữ di cư với nhu cầu tạo việc làm bền vững

Đây là một trong những kết quả công bố tại Hội thảo nghề Công tác xã hội do Bộ LĐ-TB&XH, Tổng LĐ-LĐ&XH tổ chức tại Hà Nội. Theo đó, nữ lao động di cư tới các thành phố lớn còn thiếu sự trợ giúp về các dịch vụ y tế và việc làm, chống bạo hành…

Phương thức đóng, nguồn đóng BHTN của người sử dụng lao động? - 2

Khảo sát mới công bố của nhóm chuyên gia thuộc Học viện phụ nữ VN (Hội LHPN VN) cho thấy, trong số 1.600 phụ nữ được hỏi có tới 86 % cho biết đi xa vì lý do kinh tế. Họ hầu như phải làm việc 7 ngày/tuần với lượng thời gian dành cho công việc kiếm tiền là 9,5 h mỗi ngày. Lao động nữ dễ bị tổn thương do tính không ổn định của công việc. Khảo sát cũng cho thấy, lao động nữ thường ở trong các khu nhà tồi tàn, thiếu điều kiện về vệ sinh. Tính chất công việc nặng nhọc ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong khi đó, lao động nữ thiếu sự cam thiệp bảo vệ khi bị ăn quỵt tiền công, bạo hành và xúc phạm tinh thần trong quá trình tìm và làm việc.

H.M

Tạm dừng dịch vụ đưa lao động làm việc tại Ả rập Xê út của 3 công ty XKLĐ

Bộ LĐ-TB&XH vừa ra thông báo tạm dừng hoạt động đưa lao động sang làm việc tại Arập Xê út của 3 công ty XKLĐ. Lý do là các công ty chậm xử lý nhiều vụ việc, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Phương thức đóng, nguồn đóng BHTN của người sử dụng lao động? - 3

Danh sách 3 công ty XKLĐ bị tạm dừng hoạt động đưa lao động sang làm giúp việc gia đình tại Ả rập Xê út là: Công ty cổ phẩn Xuất khẩu lao động và Thương mại Bảo Việt (Taylo), Công ty cổ phần quốc tế Nhật Minh (Namico), Công ty cổ phần Dịch vụ Xuất khẩu lao động và Chuyên gia Thanh Hóa (Leesco). Thời hạn tạm dừng hoạt động đưa lao động đi làm giúp việc gia đình tại Ả rập Xê út trong 3 tháng kể từ ngày 16/11/2015. Đồng thời, Cục quản lý lao động ngoài nước yêu cầu trong thời gian tạm dừng 3 tháng, 3 công ty nêu trên phải tuân thủ các nội dung sau: Không được ký kết và đăng ký hợp đồng cung ứng lao động giúp việc gia đình, không được tuyển chọn và đào tạo lao động giúp việc gia đình để đưa sang Ả rập Xê út; Chấn chỉnh công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động và bộ máy quản lý lao động tại Ả rập Xê út.

B.D