1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Nhu cầu cao, đáp ứng chưa nhiều

Việt Nam có khoảng 30% dân số cần tới các dịch vụ công tác xã hội như chống bạo hành gia đình, chăm sóc người già, tâm thần, trẻ lang thang, người nhiễm HIV/AIDS…Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ làm CTXH chuyên nghiệp chưa nhiều. Khả năng cung ứng của hệ thống đào tạo chưa đáp ứng ngay được.

Nhu cầu cao, đáp ứng chưa nhiều

Theo tiến sĩ Vũ Thị Kim Dung - Trưởng khoa CTXH (ĐH Sư phạm Hà Nội) - toàn quốc có hơn 500 trung tâm Công tác xã hội (CTXH) phục vụ cho khoảng 80.000 đối tượng yếu thế, trong đó 1/2 trung tâm thuộc các tổ chức tư nhân và phi chính phủ.

Về nhân lực, đội ngũ cán bộ CTXH và cộng tác viên có khoảng 35.000 người, trong đó 8,5% được đào tạo bài bản, 81,5% không có chuyên ngành đào tạo và 10% chưa qua đào tạo.

Trong khi đó, Việt Nam cần tới hơn 100.000 nhân lực được đào tạo bài bản trong lĩnh vực CTXH.

Chuyên gia này đánh giá, công tác đào tạo không thể một sớm, một chiều bởi nhiều lý do: Việc làm cho sinh viên ngành CTXH chưa ổn định, nhận thức của xã hội về nghề chưa đúng.

Một khảo sát của ĐH Sư phạm Hà Nội cho thấy, nhu cầu đào tạo kiến thức chuyên sâu ngành CTXH nhằm đáp ứng thực tiễn khá cao: Học viên ngành CTXH hệ vừa học vừa làm tại Hải Dương là 92,3 %, Phú Thọ: 90%, Thái Bình: 88,8%...

Trong khi đó, nhu cầu về CTXH tại Việt Nam rất lớn. Thống kế chưa đầy đủ cho thấy, cả nước có khoảng hơn 30% dân số có nhu cầu cần tiếp cận với dịch vụ CTXH, gồm: 7,5 triệu người cao tuổi; 5,4 triệu người khuyết tật; 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 180.000 người nhiễm HIV, gần 200.000 người nhiễm ma túy.

Đặc biệt trong lĩnh vực CTXH trẻ em, cả nước có tới 1,4 trẻ em mồ côi, khuyết tật, nhiễm chất độc da cam. Thực tế trên cho thấy, VN cần nhiều nhân lực thuộc các chuyên ngành khác nhau để hỗ trợ đối tượng CTXH. Tuy nhiên, khả năng còn nhiều hạn chế.

Nhiều chuyên gia đánh giá, nhu cầu đào tạo chuyên sâu về CTXH nhiều nhưng thực tế gặp các thách thức: Sự hạn chế trong công tác đào tạo nghề tại VN, bất cập về đội ngũ nhân lực đào tạo, mạng lưới cơ sở thực hành còn yếu, hệ thống giáo trình bất cập.

Theo tiến sĩ Vũ Thị Kim Dung, nhân sự làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội và số lao động tự do trực tiếp chăm sóc người già tại cơ sở y tế lên tới hàng chục ngàn người, nhưng đa số làm việc theo kinh nghiệm và lòng thiện tâm. Họ chưa được tập huấn nhiều về kỹ năng CTXH.

Nhà nước đang quản lý khoảng 250 trung tâm bảo trợ xã hội. Một số lượng rất lớn đối tượng yếu thế bên ngoài xã hội chưa được đáp ứng nhu cầu. Đa số những nhân viên chưa có nhiều nghiệp vụ CTXH, chưa được đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu của từng chuyên ngành như chăm sóc người già, người nghiện ma túy, gái mại dâm, trẻ lang thang...

Để thúc đẩy công tác đào tạo theo hướng chuyên sâu, theo TS Vũ Thị Kim Dung cần chú trọng việc xây dựng hoàn thiện chương trình đào tạo; tăng cường việc bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên, xây dựng và kết nối nguồn lực; hợp tác phối hợp trong đào tạo, chú trọng xây dựng đội ngũ kiểm huấn viên tại các cơ sở xã hội và mạng lưới thực hành...

Phan Minh

Tin liên quan:

Lạng Sơn: Tập huấn cho 150 cán bộ về Đề án Phát triển nghề CTXH. Chương trình do Sở LĐ-TB&XH vừa triển khai tới cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã, cộng tác viên CTXH của các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Văn Lãng và cán bộ các Trung tâm thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh. Học viên được tiếp cận các kỹ năng phân tích và hướng dẫn các nội dung cơ bản như: Nhập môn CTXH, CTXH cá nhân, tham vấn trong CTXH, các kỹ năng trong CTXH; CTXH với người nghèo...

Hưng Yên: Xây dựng Đề án thành lập mạng lưới cộng tác viên CTXH cấp xã. Đề án do Sở LĐ- TB&XH tỉnh phối hợp với các sở, ngành trình UBND tỉnh phê duyệt. Mạng lưới cộng tác viên có 161 người, tương ứng với 161 xã, phường, thị trấn của tỉnh, được tập huấn và cấp chứng chỉ đào tạo nghề CTXH. Bên cạnh đó, Sở LĐ-TB&XH được giao thực hiện chương trình xây dựng Đề án chuyển đổi Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh thành Trung tâm Bảo trợ Xã hội và Cung cấp dịch vụ CTXH.

Tăng cường các khoa/bộ môn CTXH tại các trường đào tạo nghề. Theo Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), việc hướng dẫn các cơ sở đào tạo nghề cấp tỉnh thành lập bộ môn/khoa đào tạo công tác xã hội (CTXH) là một trong những định hướng triển khai Đề án phát triển nghề CTXH thời gian tới. Mục tiêu này nhằm khắc phục tình trạng chương trình đào tạo nặng về lý thuyết, thiếu đội ngũ giảng viên thực hành chuyên nghiệp, thiếu cơ sở thực hành chuyên nghiệp...

Chấn chỉnh công tác chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Bộ LĐ-TB&XH vừa có công văn yêu cầu các địa phương chấn chỉnh công tác quản lý, nuôi dưỡng đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt. Theo đó, các địa phương cần tiến hành kiểm tra, rà soát các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn; kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý, nuôi dưỡng các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, nhất là trẻ em bị bỏ rơi bảo đảm các cơ sở hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

TPHCM: Giai đoạn 2015, nâng cao nghiệp vụ cho 50 % cán bộ, viên chức ngành CTXH. Bên cạnh đó, TPHCM phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội, phấn đấu đến năm 2015 tăng khoảng 10%. Trong đó, mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 cán bộ thuộc chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên CTXH. Thành phố xây dựng thí điểm một mô hình điểm trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH cấp thành phối với chức năng cung cấp dịch vụ thuộc nhiều lĩnh vực cho nhiều nhóm đối tượng.

Khánh Hòa: Đang xúc tiến thành lập trung tâm CTXH. Thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH tỉnh sẽ triển khai sớm việc thành lập Trung tâm CTXH. Trước đó, tỉnh đã thành lập 2 phòng cung cấp dịch vụ CTXH tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh và Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tỉnh Khánh Hòa hiện có hơn 11.700 hộ nghèo, 28.500 hộ cận nghèo và hàng ngàn đối tượng phụ nữ bị bạo lực gia đình, trẻ em bị bạo hành.