Người lao động tiếp nhận trình tự như thế nào khi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp?

Bạn Hoàng Trọng Phúc (TP Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ) hỏi: Trình tự, thủ tục giải quyết hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động?

Người lao động tiếp nhận trình tự như thế nào khi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp? - 1

Theo Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XHXH), Quy định tại Điều 27 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì trình tự, thủ tục giải quyết hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được thực hiện như sau:

1. Người sử dụng lao động có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động phải nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 26 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của đơn vị để thẩm định.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người sử dụng lao động theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và phê duyệt phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo quy định tại Điều 3 Nghị định này và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được viết tắt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xem xét, quyết định việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Trường hợp không hỗ trợ thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người sử dụng lao động.

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người lao động theo quy định trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp...

Quyết định về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ; 01 bản đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để báo cáo; 01 bản đến trung tâm dịch vụ việc làm; 01 bản đến người sử dụng lao động để thực hiện và 01 bản đến cơ sở dạy nghề cho người lao động trong trường hợp việc đào tạo không do người sử dụng lao động trực tiếp thực hiện.

Quyết định về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện tạm ứng 50% kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người sử dụng lao động theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thực hiện việc thanh quyết toán theo quy định trên cơ sở thực tế của việc thực hiện phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Việc làm

TIN LIÊN QUAN:

Vĩnh Phúc: Hội nghị “Triển khai thực hiện chính sách mới về bảo hiểm thất nghiệp năm 2015”

Vừa qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức Hộnghị Triển khai chính sách Bảo hiểm thất nghiệp mới theo Luật Việc làm được Quốc hội thông qua ngày 1/1/2015.

Người lao động tiếp nhận trình tự như thế nào khi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp? - 2

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Trần Việt Cường - Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực kết quả trong những năm qua của Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Phúc trong việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Đồng thời, ông Trần Việt Cường nhấn mạnh tính ưu việt của chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã được sửa đổi và bổ sung những điểm mới để phù hợp với tình hình thực tiễn. Đại diện Sở LĐ-TB&XH Vĩnh Phúc yêu cầu Trung tâm và cán bộ nhận sự của các công ty tập trung phối hợp chặt chẽ trong công tác tiếp nhận và giải quyết chế độ Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động kịp thời và chính xác. Hội nghị được nghe các giảng viên trình bày những nội dung chính, những điểm mới sửa đổi của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, giải đáp những ý kiến thắc mắc, chia sẻ những khó khăn và trao đổi kinh nghiệm trong quá trình triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp, từ đó có nhiều đề  xuất, kiến nghị nhằm đưa công tác bảo hiểm thất nghiệp tiếp tục đi vào cuộc sống, góp phần vào công tác an sinh xã hội của tỉnh.

M.T

Thừa Thiên Huế: Giai đoạn 2011-2015, dạy nghề cho hơn 80.000 lao động

Theo báo cáo mới nhất của ngành dạy nghề tỉnh Thừa Thiên Huế, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh và đào tạo hơn 80 nghìn học sinh, sinh viên giai đoạn 2011-2015 (đạt 105% so với kế hoạch).

 

Người lao động tiếp nhận trình tự như thế nào khi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp? - 3

Điểm nổi bật trong công tác dạy nghề là chất lượng và hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực, một tỷ lệ lớn sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nghề và học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề đã tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, công tác dạy nghề ở Thừa Thiên Huế gặp khó khăn về nhận thức của người dân về đào tạo nghề nghiệp còn hạn chế. Vì vậy công tác tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề ngày càng trở nên khó khăn, đặc biệt là tuyển sinh hệ trung cấp nghề của các trường nghề địa phương. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đề ra chỉ tiêu tuyển sinh 47.500 lao động vào học nghề, trong đó cao đẳng nghề 9.750 người (chiếm 20,52%), trung cấp nghề 10.250 người (chiếm 21,57%), sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 27.500 người (chiếm 57,89%). Đặc biệt, công tác đào tạo nghề cho 15.000 lao động nông thôn, trong đó 3.000 người học nghề nông nghiệp và 12.000 người học nghề phi nông nghiệp…

D.M

Gần 250 ứng viên có việc làm tại Sàn GDVL cho các DN FDI

Sàn GDVL TP HCM mới đây đã tổ chức “Sàn Giao dịch việc làm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2015”. Kết quả, Sàn giao dịch việc làm thu hút 658 ứng viên dự phỏng vấn. Số người được các doanh nghiệp thông báo đạt yêu cầu nhận việc là 247 người, số người còn lại chờ phỏng vấn đợt 2.

Người lao động tiếp nhận trình tự như thế nào khi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp? - 4

Được biết, Phiên GDVL thu hút 36 đơn vị tham gia. Trong đó có 34 doanh nghiệp có vốn của Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Nga, Thái lan, Malaysia…Có tổng cộng 1.213 nhu cầu tuyển dụng được yêu cầu có chuyên môn, tập trung vào các ngành nghề chính như: Nhân viên kinh doanh; Nhân viên kỹ thuật; Cơ khí; Phiên dịch viên; Kỹ thuật xây dựng dân dụng; Hành chánh nhân sự; Công nghệ thông tin ...Ngoài ra còn có thêm 1.000 nhu cầu tuyển dụng công nhân may được đăng tuyển tại sàn lần này, sẽ được Ban tổ chức cung ứng cho các doanh nghiệp tại các Sàn giao dịch do Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố HCM tổ chức trong các tháng cuối năm. Sàn giao dịch việc làm lần có tổng cộng 1.185 lượt người tham gia tìm việc. Trong đó có 865 lượt người có nhu cầu đến đăng ký tìm việc làm trực tiếp tại sàn giao dịch và 320 người tìm việc trên các cổng thông tin việc làm thành phố.

K.C