1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Nâng cao năng lực của 50 % cán bộ, viên chức CTXH

Theo nhiều chuyên gia ngành Công tác xã hội (CTXH), hành chục triệu người dân đang cần sự hỗ trợ của nhân viên CTXH giải quyết các khó khăn trong đời sống tinh thần, khủng khoảng tâm lý, trợ giúp người yếu thế. Muốn vây, đội ngũ nhân lực ngành CTXH cần nâng cao chất lượng và số lượng hơn nữa.

Vai trò nhân viên CTXH đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp NKT
Vai trò nhân viên CTXH đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp NKT

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hồi - Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) - thừa nhận khuôn khổ pháp lý phát triển nghề CTXH vẫn cần sự hoàn hiện hơn nữa.

Trong khi đó, nhiều khó khăn còn tồn tại như: Mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ CTXH chưa phát triển ở các ngành y tế, giáo dục. Đội ngũ cán bộ, nhân viên CTXH còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản.

Đặc biệt, việc nhận thức về nghề CTXH trong các cấp, ngành và người dân chưa cao.

Trong những vấn đề được nhiều chuyên gia ngành CTXH nêu ra, yêu tố tính chuyên nghiệp của nghề CTXH đang là vấn đề lớn. Đội ngũ nhân sự CTXH trong thực tế còn quá ít trong khi nhu cầu rất lớn.

Sự công nhận của xã hội chưa đầy đủ khiến nguồn đầu vào còn khó khăn. Điều này khiến thực tế không ít sinh viên tốt nghiệp đi làm nhưng chưa thực sự hãnh diện về nghề của mình.

Mặt khác, quy định đạo đức nghề nghiệp đối với nhân viên CTXH cũng chưa được hình thành. Đặc biệt, về thẩm quyền nghề nghiệp còn là khái niệm mơ hồ. Chưa có tổ chức có uy tín đứng ra để cấp giấy phép hành nghề cũng như tổ chức thi lấy chứng chỉ hành nghề cho nhân viên CTXH.

Theo tiến sĩ Vũ Thị Kim Dung (Trưởng khoa CTXH, ĐH Sư phạm Hà Nội), trong đào tạo CTXH còn nhiều khó khăn do bất cập về tính chuyên nghiệp, đội ngũ giảng viên vừa thiếu và yếu, đội ngũ kiểm huấn viên và cơ sở thực hành cũng như hệ thống giáo trình còn nhiều bất cập... Chính bởi vậy, quá trình phát triển nghề CTXH còn cần nhiều thời gian và sự vào cuộc của các cấp ngành và cả xã hội.

Theo ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, nhiệm vụ của Đề án giai đoạn 2015-2020, bao gồm:

- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên xã hội theo các loại hình cơ sở cấp dịch vụ CTXH.

- Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên cộng tác viên CTXH ở các cấp, phấn đấu tăng khoảng 50 %, hỗ trợ nhân rộng dịch vụ CTXH ở quận, huyện.

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 50 % cán bộ, viên chức CXTH.

- Xã hội hóa các hoạt động CTXH, khuyến khích các tổ chức tham gia đào tạo nhân lực CTXH.





Mặc dù vậy, những năm qua, Bộ LĐ-TB&XH đã có nhiều nỗ lực triển thực hiện Đề án phát triển Nghề CTXH. Theo đó, hàng loạt các văn bản như thông tư quy định về chức danh, mã số các ngạch viên chức CTXH; tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội (BTXH); hướng dẫn tiêu chuẩn cộng tác viên cấp xã ngành CTXH; thành lập trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH công lập đã được các cơ quan chức năng biên soạn.

Ngoài ra, công tác phát triển mạng lưới được tăng cường với việc đề xuất sớm hình thành 23 trung tâm CTXH trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế; đề xuất chuyển đổi 402 cơ sở bảo trợ xã hội thành các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH, hỗ trợ xây dựng 50 trung tâm trợ giúp xã hội cho người tâm thần và rối nhiễu tâm trí.

Trong công tác đào tạo, hàng chục trường ĐH, CĐ đang đào tạo cho từ 20-30.000 cán bộ ĐH, CĐ, TC hàng năm; chưa kể hệ đào tạo ngắn hạn cho gần 1.000 giảng viên, cán bộ ngành CTXH chưa kể bồi dưỡng nâng cao năng lực cho gần 30.000 lượt cán bộ, nhân viên CTXH.

Phan Minh

Tin liên quan:

Toàn quốc có hơn 30 trung tâm công tác xã hội. Tới cuối năm 2014, Bộ LĐ-TB&XH đã kết hợp cùng Bộ Tài chính hỗ trợ trên 30 trung tâm Công tác xã hội (CTXH) đi vào hoạt động, nâng tổng số các cơ sở liên quan đến cung cấp dịch vụ CTXH trên toàn quốc đạt 432 cơ sở. Tổng số cán bộ, nhân viên CTXH làm việc tại các cơ sở này và mạng lưới CTXH tại cấp xã là 35.000 người.

Hình hành đội ngũ gần 9.000 công tác viên CTXH. Sau 4 năm triển khai Đề án phát triển nghề CTXH, cả nước có 8.783 cộng tác viên tại 21 tỉnh, thành phố.  Đây là bước triển khai cụ thể Thông tư 07/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tiêu chuẩn cộng tác viên CTXH cấp xã, phường. Một số tỉnh, thành triển khai tốt công tác cộng tác viên là Quảng Ninh, Long An, Bến Tre, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, An Giang…

Triển khai hệ thống giáo trình nghề CTXH ở nhiều cấp. Đến tháng 11/2014, cả nước có khoảng 20 trường đào tạo nghề hình thành bộ môn hoặc khoa dạy nghề CTXH. Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) kết hợp với nhiều trường ĐH nghiên cứu, xây dựng 23 cuốn giáo trình trung cấp, cao đẳng nghề CTXH; biên soạn bộ tài liệu tập huấn cán bộ, nhân viên CTXH với 23 Modul; xây dựng 5 bộ giáo trình trợ giúp người nghiện ma túy…

Đào tạo gần 14.000 nhân viên CTXH. Đây là kết quả triển khai Đề án Phát triển nghề CTXH với Bộ GD - ĐT trong 4 năm qua, trong đó: 10.300 cử nhân, 615 trung cấp, 2.377 cao đẳng…Hoàn thiện kế hoạch đào tạo CTXH hệ cử nhân tại 40 trường đại học, cao đẳng với khả năng tuyển sinh 2.500 người/năm. Về đào tạo ngắn hạn, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các trường đào tạo 300 giảng viên dạy nghề CTXH, 25 giảng viên nguồn CTXH tại các trường đại học…