Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như 'đổ lửa' của người lao động Hà Nội

Những ngày này Hà Nội đang trải qua đợt nắng nóng đỉnh điểm, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài đường. Tuy nhiên, vì gánh nặng mưu sinh, không phải ai ở Hà Nội cũng có điều kiện thực hiện đúng khuyến cáo...

 
Khu nhà trọ giá rẻ chân cầu Long Biên dùng chăn đắp mái nhà để chống nắng
Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 1
Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 2

Theo trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hôm nay đến hết thứ hai (27 – 29/6) thủ đô Hà Nội lại có nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất 37-39 độ, có nơi trên 39 độ. Được biết nắng nóng khiến những người mắc các bệnh tim mạch như: tăng huyết áp, suy tim, hẹp động mạch vành… bị ảnh hưởng sức khỏe nặng nề.

Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 3
 
Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 4

Do đó, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân hạn chế đi ra ngoài trời nắng nóng khi không thật cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để được thực hiện theo khuyến cáo.

Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 5

Bởi người phụ nữ trong hình này (giấu tên) cho biết mình cần tranh thủ đi giao hàng buổi trưa để kịp về phiên chợ chiều. Do trời quá nắng gắt, chị buộc phải dừng chân ở một bóng cây ven đại lộ Thăng Long (đoạn qua địa phận huyện Hoài Đức) để nghỉ lấy sức rồi tiếp tục hành trình mưu sinh vì “cơm, áo, gạo, tiền".

Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 6

Cũng trên đại lộ Thăng Long đoạn cầu bắc ngang sông Đáy thuộc địa phận xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức), người phụ nữ bán ngô tươi ngồi khép mình trong bóng râm của tán cây ven đường.

Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 7

Anh xe ôm tranh thủ nằm nghỉ trưa và tránh nóng dưới gầm cầu đoạn đường Khuất Duy Tiến.

Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 8

Người công nhân tận dụng bóng râm dưới chân đường cao tốc trên cao (đoạn đường Trường Chinh) để nghỉ ngơi.

Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 9
 
Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 10

Một cụ bà 80 tuổi (xin giấu tên) dùng những tấm bìa cát - tông, vải bạt để che nắng khi ngồi bán cau trên lề đường phố Hàng Khay. "Nhà tôi ở Gia Lâm, hàng ngày đều bắt xe buýt sang đây bán cau, vất vả lắm, những hôm nắng gắt thế này tôi phải dùng khăn nhúng nước để đắp lên mặt, lên đầu cho bớt nóng", cụ nói.

Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 11
 
Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 12

Anh Phương (sinh năm 1982 ở Hà Tây), làm nghề bốc vác và đang sinh sống tại "khu ổ chuột" dưới gầm cầu Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình) cho biết: "Để đối phó với những ngày nắng nóng đỉnh điểm, mọi người ở đây thường dùng chăn, màn cũ đắp lên mái nhà rồi đổ nước lên để làm mát. Tuy nhiên cách này chỉ được lúc ban đầu, sau đó nóng quá chăn khô, trong nhà càng thêm hầm hập.  Hôm nay nóng quá tôi phải đi sang nhà bà chủ ngủ nhờ".

Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 13

Trong khi đó, chị Yến, 50 tuổi, (quê Hà Tây- Hà Nội) vừa lau mồ hôi vừa chỉnh lại chiếc quạt cũ trong căn phòng rộng gần 6 mét vuông (với 3 người ở) kể: "Mọi người ở khu xóm trọ dưới chân cầu Long Biên chủ yếu là dân tứ xứ đổ về từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Hà Tây,... Mấy hôm nay thời tiết nóng quá nên một số người ở gần thường bắt xe về quê vào ban ngày, tối lại bắt xe ra để đi làm cửu vạn ở chợ". 


Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 14

Hoặc có người ngồi nghỉ ở trên chợ thay vì về nhà.

Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 15
Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 16

Tuy nhiên, giữa cái nắng hè "cháy da cháy thịt" vẫn có một số phụ nữ miệt mài đi đẩy xe, giao đồ trên phố Hàng Khoai.

Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 17
 
Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 18

Hay chợ Đồng Xuân,...

Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 19
 
Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 20

Chị lao công cần mẫn làm việc trên đoạn đường Giải Phóng giữa trưa hè nóng như "chảo lửa" của Hà Nội.

Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 21

Đi bán hàng rong trên các tuyến phố gần khu vực cầu Long Biên.

Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 22
 
Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 23
 
Muôn kiểu chống chọi nắng nóng như đổ lửa của người lao động Hà Nội - 24

Bởi theo lời chị K (46 tuổi ở Hải Phòng), cư dân của khu nhà trọ giá rẻ gầm cầu Long Biên: "Nắng nóng đến mấy rồi cũng qua đợt nhưng mà nghèo đói thì biết khi nào mới dứt. Nếu ngại nóng mà không đi làm thì tiền điện, tiền nước, tiền phòng và tiền cho gia đình biết trông chờ vào đâu, tôi sợ nắng nóng nhưng mà đói nghèo thì còn sợ hơn".

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Thời tiết nắng nóng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh tiêu đường tiêu hóa. Khi chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi.

Do đó khuyến cáo, người dân hạn chế đi ra ngoài trời nắng nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng. Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol. Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.

Những người lao động trong điều kiện nắng nóng nên chọn thời điểm phù hợp, khi ánh nắng đỡ chói chang. Phải có phương tiện chống nóng tốt, uống đủ nước, tính toán thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Mọi người cần lưu ý khi tắm, không nên xả nước lạnh để hạ nhiệt độ cơ thể khi quá nóng. Nên làm mát từ từ bằng cách nghỉ ngơi, dùng quạt làm mát sau đó mới đi tắm, tránh gây sốc nhiệt.

Theo Lộc Liên - Bùi Hường

Tiền Phong