Thanh niên miền Tây làm nghề lạ:

Massage hoa dừa để... lấy mật, 1 hoa chảy ra 25 lít, kiếm 250.000 đồng

Một thanh niên ở miền Tây đã gặt hái thành công từ việc massage hoa dừa để lấy mật.

Massage cho hoa chưa nở
Anh Phạm Đình Ngãi (ở thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) cho biết, hiện nay anh đang làm một việc khác lạ mà ở Việt Nam chưa ai làm, đó là massage hoa dừa (người dân còn gọi là lưỡi mèo, loại hoa chưa nở). 

"Hàng ngày, công việc của tôi trèo lên cây, thực hiện việc massage chung quanh hoa dừa. Tôi massage như vậy để kích thích cho nó chảy nước mật (anh Ngãi gọi là mật hoa dừa tươi - PV) ra ngoài" - anh Ngãi tiết lộ với phóng viên Báo NTNN.

Massage hoa dừa để... lấy mật, 1 hoa chảy ra 25 lít, kiếm 250.000 đồng - 1

Anh Phạm Đình Ngãi đang thu mật hoa dừa. Ảnh: Huỳnh Xây

 Anh Ngãi nói thêm: "Hoa dừa có rất nhiều tuyến nước mật trong đó, nếu không massage thì tuyến mật sẽ không bị kích thích chảy ra ngoài được. Đây là một kỹ thuật, một công đoạn bắt buộc phải thực hiện đối với nghề này, đòi hỏi phải có nghệ thuật, điều chỉnh tay cho phù hợp".

Theo anh Ngãi, nếu so sánh về giá trị kinh tế thì việc thu nước mật sẽ cao hơn từ 3-4 lần so với để trái bán. "Ví dụ, 1 hoa dừa tôi có thể thu được 25 lít nước mật tươi, với giá 10.000 đồng/lít, như vậy sẽ kiếm được 250.000 đồng. Còn 1 hoa dừa để trái chỉ bán được khoảng 50.000 đồng/một chục dừa (12 trái), đó là chưa kể những lúc giá dừa trái rớt xuống thấp" - anh Ngãi phân tích.

Do nước mật hoa dừa có vị ngọt rất đậm đà (có độ đường khoảng 14%

"Mặc dù sản phẩm còn mới, lạ với người tiêu dùng nhưng sản phẩm của chúng tôi chưa bị tồn kho, có lúc tiêu thụ được trên 1.000 chai mật hoa dừa/tháng".

Anh Phạm Đình Ngãi

trong khi nước dừa tươi có độ đường khoảng 4%), chứa nhiều khoáng chất, viatmin và các dưỡng chất khác cần thiết cho sức khỏe con người nên được tiêu thụ rất nhanh. 

Để có đủ lượng nước mật cung cấp ra thị trường (chủ yếu là các cơ sở, điểm bán nước tươi ở tỉnh Bến Tre, TP.Cần Thơ và TP.HCM), anh Ngãi đang hợp tác với một số thanh niên ở địa phương cùng làm. Mỗi ngày, nhóm của anh Ngãi có thể thu 200 lít nước mật hoa dừa (trong tổng diện tích 4ha dừa).

Khát khao tăng giá trị kinh tế cho cây dừa

Mật hoa dừa là cả tâm huyết lớn của anh Ngãi, vì vậy, anh cho biết sẽ luôn tìm cách đẩy mạnh sản xuất để tăng tính chủ động. Hiện tại anh có vùng nguyên liệu 4ha theo hướng hữu cơ, an toàn trong toàn bộ quá trình canh tác, bảo vệ hệ sinh thái và môi trường. Dự kiến, trong thời gian tới, anh sẽ mở rộng quy mô liên kết với nông dân mở rộng vùng nguyên liệu.
Massage hoa dừa để... lấy mật, 1 hoa chảy ra 25 lít, kiếm 250.000 đồng - 2

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo NTNN, anh Ngãi theo học thạc sĩ ngành kỹ thuật điện (Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật TP.HCM), còn vợ anh cũng học thạc sĩ ngành công nghệ thực phẩm. Cả hai vợ chồng luôn khao khát khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và mong muốn đóng góp sức mình với những kiến thức học được cho quê hương, vì thế sau khi tốt nghiệp, hai người đã quyết định không lập nghiệp ở TP.HCM mà đồng lòng về tỉnh Trà Vinh bắt tay nghiên cứu cách làm gia tăng giá trị trái dừa.

Vận dụng khả năng tiếng Anh có được, Ngãi tìm tòi, học hỏi về ngành dừa trên thế giới. Trong lần tìm kiếm thông tin trên mạng internet, thấy bài báo khoa học đăng trên tạp chí ở Sri Lanka và Philippines nói về mô hình lấy mật từ hoa dừa, giống như trái thốt nốt ở vùng Bảy Núi (An Giang) và tỉnh Đồng Tháp nên anh Ngãi quyết định học hỏi để áp dụng.

Trong hơn nửa năm đầu tiên học hỏi, nghiên cứu, Ngãi liên tục gặp thất

Mật hoa dừa là cả tâm huyết lớn của anh Ngãi, vì vậy, anh cho biết sẽ luôn tìm cách đẩy mạnh sản xuất để tăng tính chủ động. Dự kiến, trong thời gian tới, anh sẽ mở rộng quy mô liên kết với nông dân mở rộng vùng nguyên liệu.

bại vì cách chăm sóc cây không đúng, lại chưa hiểu rõ đặc tính của loài cây này cũng như chọn sai thời điểm cắt, massage hoa dừa và thu mật. Ngãi kể lại: "Hàng ngày, tôi trèo lên trèo xuống lấy mật hàng chục cây nhưng vẫn không ra được giọt nào. Khi ấy, nhiều người bảo tôi "có vấn đề" vì trước giờ trồng dừa người ta lấy trái chứ đâu có ai lấy mật".

Không nản lòng, anh Ngãi vẫn tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm rồi cuối cùng đã tìm ra phương pháp tối ưu nhất để thu mật từ hoa dừa. Để có thể đưa sản phẩm đi xa hơn, thậm chí là xuất khẩu ra nước ngoài, vợ chồng Ngãi tự tin đầu tư nhà máy sản xuất mật hoa dừa dạng cô đặc từ mật hoa dừa tươi, với công suất đạt 10.000 chai/tháng (loại chai 250ml).

"Mật hoa dừa tươi sau khi thu về được đưa đến nhà máy chế biến theo quy trình như lọc thô, lọc tinh, cô đặc và cuối cùng đóng gói thành phẩm theo đúng tiêu chuẩn. Sản phẩm có có vị ngọt nhẹ, cách dùng như một loại thức uống với chỉ số đường huyết thấp, lượng khoáng cao, giúp cơ thể bổ sung năng lượng, cân bằng quá trình điện giải".

Ngoài ra, anh sẽ nghiên cứu sản xuất thêm các sản phẩm như rượu vang mật hoa dừa, giấm dừa uống giảm cân, mứt mật dừa… "Dù con đường phía trước có thể còn nhiều gian nan nhưng vợ chồng tôi sẽ luôn cố gắng đưa ra nhiều dòng sản phẩm phục vụ người dùng trong và ngoài nước, qua đó nâng tầm thương hiệu dừa Việt, đặc biệt là nâng cao giá trị cây dừa và đời sống người dân" - anh Ngãi chia sẻ.

Ngoài thời gian ở nhà máy, anh Ngãi thường đem sản phẩm mật hoa dừa của mình trưng bày giới thiệu tại các lễ hội, hội chợ khắp cả nước, thậm chí là ra nước ngoài. Thời gian qua, cũng rất nhiều doanh nghiệp đã đến tham quan mô hình của anh và mong muốn hợp tác sản xuất, tiêu thụ.

Theo Huỳnh Xây/Báo Dân Việt