1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Quảng Bình:

Lão nông thu gần 3 tỷ đồng/năm từ trại đà điểu "độc nhất" miền cát

(Dân trí) - Với mô hình nuôi đà điểu số lượng lên đến 500 con, một lão nông tại Quảng Bình đã thu về gần 3 tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, mô hình cũng tạo việc làm cho gần 10 lao động địa phương.

Mô hình nuôi đà điểu này là của gia đình anh Võ Văn Lựu (SN 1965), trú tại thôn Tú Loan 2, xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình).

Gia đình anh Lựu bắt đầu nuôi đà điểu từ năm 2011, qua nhiều khó khăn, vất vả, đến nay mô hình này đã cho thấy sự hiệu quả rất lớn về kinh tế.

Lão nông thu gần 3 tỷ đồng/năm từ trại đà điểu độc nhất miền cát - 1

Mô hình nuôi đà điểu của gia đình anh Lựu.

“Trên vùng đất cát của địa phương thì làm gì cũng khó, trước tôi cũng từng làm trang trại nuôi heo nhưng không mấy hiệu quả, dễ rủi ro. Đến năm 2011, qua tìm hiểu, tôi nhận thấy đà điểu đây là loài chim nuôi có tiềm năng lớn, phù hợp với điều kiện đất đai của gia đình nên tôi đã quyết định đầu tư và nuôi loài vật này”, anh Lựu kể lại.

Lão nông thu gần 3 tỷ đồng/năm từ trại đà điểu độc nhất miền cát - 2

Mô hình được đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo công tác chăn nuôi.

Để nuôi đà điểu, vợ chồng anh Lựu đã lặn lội đến nhiều nơi để học hỏi kinh nghiệm, cách nuôi, tìm nguồn giống từ tỉnh Quảng Nam để đưa về Quảng Bình, Sau đó vay mượn, đầu tư hơn 500 triệu đồng để làm chuồng trại, triển khai nuôi thử. Từ ban đầu với vài chục cá thể, đến nay, trang trại đà điểu của lão nông Võ Văn Lựu đã lên đến gần 500 con.

Lão nông thu gần 3 tỷ đồng/năm từ trại đà điểu độc nhất miền cát - 3

Từ ban đầu với vài chục cá thể, đến nay, trang trại đà điểu của lão nông Võ Văn Lựu đã lên đến gần 500 con.

Vợ chồng anh Lựu cũng cho biết, với vùng đất cát như Quảng Bình, nuôi đà điểu là một lợi thế, bởi đà điều có nguồn gốc từ sa mạc, nó thường xuyên tắm cát giúp làm sạch cơ thể và loại bỏ các loại ký sinh trùng ngoài da. Đà điểu là loài rất thích chạy nên sân nuôi cũng phải rộng, như các chuồng nuôi của anh đều có chiều dài từ 50 đến 80 m.

Lão nông thu gần 3 tỷ đồng/năm từ trại đà điểu độc nhất miền cát - 4

Đà điểu là loài rất thích chạy nên sân nuôi cũng phải rộng, như các chuồng nuôi của anh đều có chiều dài từ 50 đến 80 m.

Không chỉ nuôi đà điểu lấy thịt thương phẩm, anh Lựu cũng đã triển khai một mô hình khép kín bao gồm hệ thống chuồng, nhà ấp trứng, nhà nuôi đà điểu con mới nở, kho chứa thức ăn... trong đó nhà ấp trứng đà điểu được đầu tư bằng hệ thống máy ấp trứng hiện đại.

Khi đà điểu được 3 tháng tuổi, những con nào không đảm bảo tiêu chuẩn sinh sản sẽ được chuyển sang để nuôi thịt.

Lão nông thu gần 3 tỷ đồng/năm từ trại đà điểu độc nhất miền cát - 5
Lão nông thu gần 3 tỷ đồng/năm từ trại đà điểu độc nhất miền cát - 6

Khi đà điểu được 3 tháng tuổi, những con nào không đảm bảo tiêu chuẩn sinh sản sẽ được chuyển sang để nuôi thịt.

Nhờ chế độ chăm nuôi tốt, đà điểu của anh Lựu có tốc độ tăng trọng rất cao, sau 12 tháng nuôi có trọng lượng bình quân từ 100 đến 120kg. Một con đà điểu mái đẻ 40 – 50 trứng/năm.

Với các sản phẩm từ đà điểu, trong năm 2019, gia đình anh Lựu đã thu về gần 3 tỷ đồng. Đà điểu cũng rất dễ tiêu thụ bởi ngoài các sản phẩm như trứng, thịt, da đà điểu cũng là nguyên liệu đắt tiền dùng sản xuất các mặt hàng cao cấp. Mỡ, lông, vỏ trứng và móng vuốt là nguyên liệu quý dùng chế mỹ phẩm, đồ trang sức có giá trị. Hiện đầu ra mô hình đà điểu của vợ chồng anh Lựu chủ yếu là tại Hà Nội và một số thành phố lớn. Ngoài ra, gia đình cũng xuất bán trứng và con giống đi nhiều tỉnh thành khác.

Lão nông thu gần 3 tỷ đồng/năm từ trại đà điểu độc nhất miền cát - 7

Chị Liên bên những chú đà điểu của mình

Nhìn đàn đà điểu khỏe mạnh đang tung tăng trong khu chuồng nuôi rộng lớn, vợ chồng anh Lựu nở nụ cười rất mãn nguyện. Cũng thật dễ hiểu, dù là là con vật dễ nuôi, lớn nhanh, ít dịch bệnh, thức ăn chủ yếu là rau cỏ, ngô, thóc, nhưng để chúng lớn khỏe như thế là cả những tháng ngày vất vả của vợ chồng anh.

“Lúc mới nuôi vợ chồng cũng lo lắm, bao nhiêu vốn liếng đều đổ vào đó cả, cũng may là con đà điểu nó lại hợp với khí hậu vùng cát nên ít bị dịch bệnh. Thức ăn cho đà điểu là cỏ và bèo tây nên cũng rất dễ kiếm. Sau 3 năm đầu nhiều khó khăn, đến năm 2014, chúng tôi mới bắt đầu có lãi từ đà điểu, đến nay thì có thể khẳng định vợ chồng tôi đã đi đúng hướng”, chị Phạm Thị Liên, vợ anh Lựu chia sẻ.

Lão nông thu gần 3 tỷ đồng/năm từ trại đà điểu độc nhất miền cát - 8

Chị Liên cho biết, năm 2019, đà điểu mang lại cho gia đình chị nguồn thu gần 3 tỷ đồng.

Không chỉ tạo kinh tế bền vững để làm giàu trên mảnh đất quê hương, mô hình nuôi đà điểu của vợ chồng anh Lựu cũng đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần 10 lao động tại địa phương.

Những lao động này sẽ cùng với vợ chồng anh chăm sóc, nuôi đàn đà điểu với mức lương từ 5 - 6 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh chăm lo phát triển kinh tế gia đình, anh Lựu còn luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các hộ nông dân trong xã về kinh nghiệm về chăn nuôi đà điểu.

Lão nông thu gần 3 tỷ đồng/năm từ trại đà điểu độc nhất miền cát - 9

Không chỉ nuôi đà điểu lấy thịt thương phẩm, anh Lựu cũng đã triển khai một mô hình khép kín bao gồm hệ thống chuồng, nhà ấp trứng, nhà nuôi đà điểu con mới nở, kho chứa thức ăn...

Trao đổi với Dân trí, ông Võ Xuân Hồng, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Trạch cũng cho biết, mô hình của anh Lựu là mô hình tiêu biểu trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Với những gì đã làm được, anh Lựu cũng góp phần tạo động lực để các hộ nông dân không ngừng nỗ lực phấn đấu, xây dựng một cuộc sống mới từ đôi bàn tay và ý chí vươn lên làm giàu.

Lão nông thu gần 3 tỷ đồng/năm từ trại đà điểu độc nhất miền cát - 10

Mô hình này còn tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 10 lao động tại địa phương.

Phía chính quyền địa phương cũng đã tạo mọi điều kiện để anh Lựu cũng như nhiều hộ dân khác trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng mô hình chuỗi liên kết kinh tế tại địa phương.

Tiến Thành