1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Khởi nghiệp nông nghiệp: Mặn mồ hôi, ngọt thành quả

Không còn là trào lưu, khởi nghiệp nông nghiệp đang trở thành một lựa chọn của nhiều người, nhất là thanh niên. Dù rằng chặng đường đó không trải đầy hoa hồng mà thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, nhưng với nhiều người, thành quả của hiện tại đủ ngọt ngào để họ thấy con đường mình đã chọn là đúng đắn.

Vượt lên từ đường cùng

Những ngày nay, gia đình anh Nguyễn Hữu Hà ở xã Tân Dân, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) tất bật khách đến mua những chậu chanh vàng cảnh về chơi tết. Sau nhiều năm chăm bón, anh đang sở hữu nhiều cây chanh được uốn công phu với các dáng thế khác nhau.

Chỉ tính riêng khu vườn tại xã Tân Dân đã có hơn 500 gốc chanh vàng bonsai, với giá bán khá cao, từ 2 – 50 triệu đồng/gốc. Được biết, sản phẩm chanh vàng của anh đã có mặt ở nhiều siêu thị lớn ở miền Bắc, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng.

Khởi nghiệp nông nghiệp: Mặn mồ hôi, ngọt thành quả - 1

Anh Nguyễn Hữu Hà chăm sóc vườn chanh bonsai chuẩn bị tung ra thị trường. Ảnh: T.L  

Những năm tháng miệt mài lao động ở xứ người giúp Hà dần trả hết nợ và có tích lũy. Nhưng nào ai học được chữ ngờ, khi công việc đang lên như diều gặp gió, năm 2009, chợ Vòm – khu chợ có nhiều người Việt kinh doanh, buôn bán ở Nga bị cháy, vốn liếng của Hà bị lửa thiêu sạch, khoảng 25.000USD tan thành mây khói.

Ông Nguyễn Văn Lâm - chủ trang trại ở xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai, Hà Nội) thừa nhận một thực tế, trang trại đang khó khăn về nguồn vốn để đầu tư đồng bộ khép kín từ sản xuất đến giết mổ, chế biến. Đôi khi tấm giấy chứng nhận trang trại chưa đủ để ngân hàng tin tưởng rót đủ số vốn mà các dự án cần.

Thành quả ấy, nghe có vẻ hấp dẫn nhưng thực tế để đạt được, anh Hà cũng trải qua khá nhiều bầm dập. Sinh năm 1979, khi đang học THPT, Hà bỏ ngang, lên Hà Nội làm thuê. Sau khi tích cóp được một số vốn kha khá, năm 2003, Hà về quê trồng vải thiều ở thời điểm giá vải đang cao ngất ngưởng.

Nhưng đến khi vườn vải của anh cho thu hoạch, giá lại rơi xuống tận đáy, anh thua lỗ, nợ nần ngập đầu. Không còn cách nào khác, Hà sang Nga lao động.

Đường cùng, năm 2010, Hà cùng vợ về quê, chật vật khởi nghiệp bằng việc trồng giống chanh tứ quý của Australia. Năm 2014, Hà bắt đầu thu quả ngọt sau bao gian nan, vất vả. Hiện, trong tổng số 9 mẫu đất của gia đình, diện tích chanh vàng đã lên đến 7 mẫu với khoảng 1.700 cây, còn lại là cam Canh, bưởi Diễn. Từ năm 2016 đến nay, mỗi năm anh có lợi nhuận hàng tỷ đồng.

Từng có chục năm gắn bó với nghề xây dựng, trải qua nhiều vị trí công tác rồi về điều hành công ty riêng của gia đình…, có lẽ chẳng bao giờ anh Nguyễn Văn Hoàng ở xã Ngọc Mỹ (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) nghĩ tới việc sẽ rời bỏ máy móc công trình để toàn tâm toàn ý với cây thanh long như hôm nay.

Diện tích 4ha thanh long bốn mùa xanh tốt trước đây được bố mẹ anh Hoàng thuê  trong thời gian 50 năm để trồng cây lấy gỗ. Năm 2010- 2013, huyện Lập Thạch có dự án trồng cây thanh long ruột đỏ, một số hộ ở xã Vân Trục trồng thí điểm. Lúc đó, “thấy hay hay”, sẵn máy móc công trình của nhà, anh Hoàng thuê 60 nhân công san đất đồi để trồng cây.

Sau khi nhận thấy tiềm năng lớn từ thanh long ruột đỏ, anh Hoàng quyết định vào Bình Thuận học tập kinh nghiệm trồng rồi về đầu tư bài bản. Đến năm 2015, trang trại thanh long nhà anh Hoàng mới cho lứa quả đầu tiên.

Ba năm nay, 4ha thanh long đã ổn định mỗi mùa ra trái. Anh Hoàng tiết lộ: “Đều đặn mỗi vụ nhà tôi thu được 65-70 tấn, thu về 1,2-1,3 tỷ đồng; sau khi trừ mọi chi phí còn lãi 600-700 triệu đồng. Trái thanh long nhà tôi đã có mặt ở Malaysia, Đài Loan, tới đây sẽ có mặt ở Úc”.

Hành trình gian khó

Cho đến nay, việc gọi vốn vẫn là một việc khó khăn với những dự án khởi nghiệp nông nghiệp. Rất nhiều nông dân quyết làm giàu bằng nông nghiệp đều chia sẻ, họ khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, chủ yếu họ lập nghiệp bằng vốn tự tích lũy, vay mượn người quen, thậm chí phải nhờ đến tín dụng đen.

Đến nay, cả nước có 31.717 trang trại, trong đó có 5.980 trang trại trồng trọt, 16.523 trang trại chăn nuôi... Đây được coi là những dự án khởi nghiệp nông nghiệp hiệu quả. Vốn bình quân 1 trang trại khoảng 1,3 tỷ đồng và giá trị nông sản hàng hóa bình quân 1 trang trại đạt khoảng 1,5 tỷ đồng/năm.

Ông Nguyễn Văn Lâm - chủ trang trại ở xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai, Hà Nội) thừa nhận một thực tế, trang trại đang khó khăn về nguồn vốn để đầu tư đồng bộ khép kín từ sản xuất đến giết mổ, chế biến. Đôi khi tấm giấy chứng nhận trang trại chưa đủ để ngân hàng tin tưởng rót đủ số vốn mà các dự án cần.

Có thể thấy, hành trình lập nghiệp trong nông nghiệp không bao giờ dễ dàng; thấm rất nhiều mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu. Như ông Trịnh Văn Tiến ở thôn 12, xã Đông Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình), để có được trang trại nuôi con đặc sản trị giá chục tỷ bạc cùng hệ thống nhà hàng như hiện nay, ông đã phải “đổ mồ hôi sôi nước mắt” từ vài chục năm trước ở nơi thâm sơn cùng cốc, chỉ có đá và lau lách.

Những người xác định lập nghiệp bằng nông nghiệp dường như đều có điểm chung là thừa ý chí, sự cần cù, thậm chí sự liều lĩnh, nhưng cũng thiếu… đủ thứ: Vốn, thị trường, kinh nghiệm… Thất bại của hôm nay là bài học của ngày mai.

Đã có 40 năm gắn bó với nông nghiệp nhưng mãi đến năm 2017, lần đầu tiên, ông Đoàn Minh Chiến - chủ trang trại ở huyện Tân Uyên (Bình Dương) mới nhận được một khoản hỗ trợ từ phía cơ quan chức năng là chi phí chứng nhận VietGAP. Còn lại, các khoản đầu tư, vay vốn từ trước đến nay ông đều phải tự xoay xở.

Luôn trong tình trạng khát vốn, chưa được tiếp cận các chính sách về đất đai, dò dẫm trong việc tìm thị trường,… đó là những khó khăn chung nhất mà nhiều dự án khởi nghiệp nông nghiệp gặp phải. Chính sự bền bỉ, nỗ lực vượt khó đã giúp họ có được thành công như hôm nay.

Nhưng để khai thác tốt các  tiềm năng, lợi thế nông nghiệp, những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp nông nghiệp cần phải được ban hành sớm và trúng, chứ không phải là những hỗ trợ được vẽ trên giấy nhưng xa vời và thiếu thực tế.

Theo Anh Thơ/Danviet.vn