1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp?

Ông Nguyễn Văn Bình (Đô Lương, Nghệ An) hỏi: Trường hợp người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thì cơ quan bảo hiểm xã hội và Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ phải làm gì?

Khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp? - 1

Theo Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), nội dung trên được giải thích như sau:

1. Ông Nguyễn Văn Bình (Đô Lương, Nghệ An) hỏi: Trường hợp người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thì cơ quan bảo hiểm xã hội và Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ phải làm gì?

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì:

- Sau thời hạn 3 tháng kể từ ngày NLĐ hết thời hạn hưởng TCTN nhưng NLĐ không đến nhận tiền TCTN và không thông báo bằng văn bản với tổ chức BHXH nơi đang hưởng TCTN thì NLĐ đó được xác định là không có nhu cầu hưởng TCTN. Trong thời hạn 07 ngày làm việc sau thời hạn quy định nhận tiền hưởng TCTN, tổ chức BHXH phải thông báo bằng văn bản với TTDVVL nơi người lao động đang hưởng TCTN về việc NLĐ không đến nhận tiền TCTN.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức bảo hiểm xã hội, TTDVVL có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở LĐTB&XH quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng BHTN cho NLĐ.

- Mẫu quyết định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành.

2. Chị Mai Kiều Thu (quận 1, TP HCM) hỏi: Người lao động tham gia tham gia BHTN 36 tháng, được hưởng TCTN 03 tháng. Sau khi đến thông báo tìm kiếm việc làm lần thứ 3 với TTDVVL, 04 tháng sau người lao động mới đến nhận tiền TCTN. Vậy, sau thời gian bao lâu người lao động được nhận tiền? Nếu không thì thời gian đóng BHTN chưa hưởng TCTN có được bảo lưu không?

Căn cứ nào để người lao động làm việc tại các doanh nghiệp đóng BHTN, BHXH, BHYT?

- Căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.

- Mức tiền lương tháng tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở.

- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì trường hợp này người lao động đã quá thời hạn nhận tiền hưởng TCTN nên không được nhận tiền hưởng TCTN tháng thứ 3.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà ông A được bảo lưu là 12 tháng (tương ứng với 01 tháng hưởng TCTN mà ông A không đến nhận tiền TCTN).

3. Bà Mai Thị Thu (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) hỏi: Tôi tham gia BHTN 12 tháng, được hưởng TCTN là 03 tháng. Tuy nhiên, sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng TCTN theo tôi không đến nhận TCTN của tháng hưởng TCTN thứ 2 và thứ 3. Vậy tôi có được bảo lưu tháng hưởng thứ hai và thứ ba không?

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

Vậy thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bà T không còn để bảo lưu vì bà T đã nhận TCTN 01 tháng (tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp).

Việc làm

TIN LIÊN QUAN:

Trung tâm DVVL tỉnh Tuyên Quang: Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Từ đầu năm 2015 đến nay, Trung tâm DVVL Tuyên Quang đã tiếp nhận và giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho 1.801 lao động với số tiền trên 13,5 tỷ đồng.

Khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp? - 2

Thực hiện chỉ đạo của Cục Việc làm (Bộ LĐ-TBXH) tại công văn số 562/CVL-BHTN về việc thực hiện chính sách BHTN theo quy định của Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn. Trong hai ngày 10 và 11/11, Trung tâm Dịch vụ việc làm Tuyên Quang đã tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền về chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với sự tham gia của trên 150 đơn vị, doanh nghiệp. Các đại biểu tham dự hội nghị đã được tiếp thu những nội dung cơ bản của chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn, góp phần nâng cao ý thức chấp hành của người sử dụng lao động trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đúng, đủ, kịp thời đối với người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, duy trì việc làm cho người lao động trên địa bàn. Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh, tính riêng tháng 10/2015, Trung tâm đã tổ chức thông tin, tuyên truyền về chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH cho trên 6000 lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc địa bàn thành phố Tuyên Quang, huyện Sơn Dương, huyện Chiêm Hóa.

V.M

Gần 550 thanh niên khuyết tật học nghề ứng dụng công nghệ thông tin

Đây là kết quả của Dự án Tăng cường tiếp cận và chất lượng giáo dục hòa nhập cho thanh niên khuyết tật học nghề CNTT tại 10 tỉnh, thành của VN, giai đoạn 2012-2015.

Khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp? - 3

Chương trình do Bộ GD - ĐT và Tổ chức CRS tổng kết đầu tháng 9 vừa qua. Dự án nhằm mục tiêu tăng cường sự hòa nhập và kiến thức nghề CNTT của thanh thiếu niên khuyết tật tại bậc học phổ thông không có điều kiện tới trường. Tại 42 cơ sở thuộc 10 tỉnh, thành, Dự án đã kết hợp với nhà trường xây dựng được website giavà oduchoanhap.edu.vn. Đánh giá chung của Ban tổ chức, học viên người khuyết tật đều tham gia hăng hái với quyết tâm học để có nghề nghiệp, vươn lên tự tin hòa nhập với cộng đồng. Kết thúc khóa học, nhiều học viên đã tự tin với kiến thức nghề CNTT như: Thiết kế đồ họa, lập trình cơ bản, xử dụng tin học văn phòng...Thông qua dự án, nhiều doanh nghiệp đã tìm tới để tuyển dụng học viên.

 N.K