1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Hòa Bình: Tạo việc làm cho 70% lao động qua học nghề

(Dân trí) - Theo Sở LĐ&TBXH tỉnh Hòa Bình, tỉ lệ tìm được việc làm và thu nhập ổn định của các nghề này đạt hơn 70% trong năm 2014. Mức thu nhập bình quân của người lao động ở đa số doanh nghiệp trong tỉnh đạt khoảng 4.400.000/tháng. Lao đông qua học nghề có việc làm đạt 70 %.

Lao động qua học nghề có việc làm đạt 70 %.
Lao động qua học nghề có việc làm đạt 70 %.
Ông Nguyễn Bằng Giang - Phó trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình - chia sẻ: Tỉ lệ lao động qua đào tạo và hiệu quả giải quyết việc làm trong các Khu công nghiệp không những góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm mới và góp phần thực hiện mục tiêu Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh giai đoạn năm 2011-2020.

Theo Sở LĐ&TBXH - cho biết: Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp chuyên về may công nghiệp rất lớn. Số đăng ký tuyển dụng của các doanh nghiệp là hơn 10.000 người.

Theo Sở LĐ-TB&XH Hòa Bình, nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài rất lớn. Công ty TNHH GGS Việt Nam 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, nhà máy sản xuất, gia công và kinh doanh may mặc, phụ kiện may mặc xuất khẩu của tập đoàn Esquel (Hồng Kông), công ty cổ phần may XNK Vina Việt - Hàn đang cần tuyển hàng ngàn công nhân có tay nghề.

Theo Sở LĐ&TBXH tỉnh Hòa Bình, tỉ lệ tìm được việc làm và thu nhập ổn định của các nghề này đạt hơn 70% trong năm 2014. Sở LĐ&TBXH Hòa Bình khảo sát chính sách tiền lương ở một số doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp cho thấy, bình quân lương của người lao động được khoảng 4.400.000/tháng.

Trong thời gian tới, Sở sẽ đề xuất sử dụng nguồn kinh phí đào tạo nghề theo Đề án 1956, phối hợp với các doanh nghiệp để đào tạo nghề may công nghiệp và tiếp nhận lao động vào làm việc sau đào tạo.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, đánh giá của Sở LĐ-TB&XH cho thấy những hiệu quả trong công tác dạy chăn nuôi, trồng trọt và may công nghiệp cho nông dân.

Giai đoạn 2010 - 2014, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức dạy nghề phi nông nghiệp cho trên 10.000 người; nghề nông nghiệp cho hơn 7.900 người theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1956 của của Thủ tướng Chính phủ

Ngoài các nghề phi nông nghiệp, nghề nông nghiệp cũng đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp người nông dân tự tìm việc làm và thu nhập tại chỗ.

Tại các vùng chuyên canh cây ăn quả cam, quýt, ở huyện Cao Phong, bưởi, mía ở Tân Lạc, Yên Thủy, hàng ngàn lao động được đào tạo nâng cao trình độ thâm canh, cho hiệu quả kinh tế cao, mỗi ha cam của hộ nông dân cho thu nhập từ 400- 500 triệu đồng.

Ở các mô hình dạy nghề nuôi lợn thịt, trồng nấm, người dân khu vực nông thôn đã đạt thu nhập bình quân 3.000.000/đồng/người/tháng.

Ông Nguyễn Tiến Mạnh - Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Yên Thủy - cho biết: “Gần 100 học viên đã có thu nhập trên chục triệu đồng mỗi vụ trồng nấm. Vốn dầu tư ít chỉ từ 5 đến 7 triệu đồng nhưng hiệu quả cao. Nếu tiếp tục được học kĩ thuật bảo quản, người nông dân có thể chủ động mở rộng quy mô sản xuất”.

Vương Hùng