1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Giao lưu trực tuyến “Nghề Công tác xã hội: Hoàn thiện hành lang pháp lý tại Việt Nam”

(Dân trí) - Đúng 14h30, tại trụ sở Báo điện tử Dân trí, buổi Giao lưu trực tuyến "“Nghề Công tác xã hội: Hoàn thiện hành lang pháp lý tại Việt Nam” do Bộ LĐ-TB&XH và Báo điện tử dân trí đã được diễn ra. Chương trình là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý bàn thảo sâu hơn về công tác chuẩn hoá đào tạo, phát triển lĩnh vực công tác xã hội, đặc biệt là xây dựng một hành lang pháp lý đầy đủ về nghề công tác xã hội.

Giao lưu trực tuyến “Nghề Công tác xã hội: Hoàn thiện hành lang pháp lý tại Việt Nam” - 1

MỜI QUÝ ĐỘC GIẢ THEO DÕI TOÀN BỘ CUỘC GIAO LƯU TRỰC TUYẾN TẠI ĐÂY

Khách mời gồm:

- Ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH);

- Bà Vũ Thị Lệ Thanh, Chuyên gia về Bảo vệ Trẻ em, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF);

- Bà Nguyễn Thị Thái Lan - Giảng viên Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội);

- Bà Nguyễn Thị Kim Thoa - Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính (Bộ Tư pháp).

Thống kê gần đây của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, khoảng 25% dân số có nhu cầu ngay về dịch vụ công tác xã hội, như: 7,5 triệu người cao tuổi; 5,4 triệu người khuyết tật; 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 180.000 người bị nhiễm HIV được phát hiện…

Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội thông tin về thực trạng nghề công tác xã hội

Tuy nhiên để chuẩn hoá công tác đào tạo, phát triển lĩnh vực công tác xã hội, đặc biệt là xây dựng một hành lang pháp lý đầy đủ và hiệu quả cho lĩnh vực công tác xã hội vẫn còn là một mục tiêu hướng tới trong tương lai gần.

Đây là những vấn đề đang được dư luận quan tâm và sẽ được bàn thảo tại Hội thảo - giao lưu trực tuyến về “Nghề Công tác xã hội: Hoàn thiện hành lang pháp lý tại Việt Nam”. Chương trình do Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), Báo điện tử Dân trí tổ chức vào hồi 14h30 ngày 13/9 tại trụ sở Báo điện tử Dân trí.

Dù nhu cầu rất lớn nhưng sự phát triển của ngành công tác xã hội vẫn còn khá non trẻ tại Việt Nam. Đội ngũ nhân lực thực hiện công tác chưa nhiều, thiếu đào tạo kỹ năng và chuẩn hoá bằng cấp. Nhiều chính sách về đãi ngộ và tiền lương cần gấp rút nghiên cứu để áp dụng, hỗ trợ nhân lực ngành.

Bà Vũ Thị Lệ Thanh, chuyên gia về Bảo vệ Trẻ em, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef) cung cấp thông tin về thực trạng nghề công tác xã hội trên thế giới và Việt Nam

Trong khi đó, công tác đào tạo ban đầu cũng như việc làm của sinh viên ngành Công tác xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, hệ thống các văn bản pháp luật, các chính sách liên quan đến ngành Công tác xã hội còn chưa rõ ràng làm định hướng cho việc triển khai các biện pháp, giải pháp, quy định pháp luật.

Thực tế đặt ra nhu cầu về việc xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ hơn về nghề Công tác xã hội. Đây là vấn đề cần được triển khai sớm trong thời gian tới.

Khách mời tham dự chương trình gồm:

- Ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH).

- Bà Vũ Thị Lệ Thanh, Chuyên gia về Bảo vệ Trẻ em, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).

- Bà Nguyễn Thị Thái Lan - Giảng viên Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)

- Bà Nguyễn Thị Kim Thoa - Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính (Bộ Tư pháp).

MỜI BẠN ĐỌC ĐẶT CÂU HỎI VÀ THEO DÕI TOÀN BỘ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TẠI ĐÂY

Việc làm