1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Giao lưu hỏi đáp chính sách bảo hiểm thất nghiệp 2016-2017

(Dân trí) - Từ 9-11h sáng thứ 3 (ngày 29/11), Báo Dân trí và Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) thực hiện giao lưu giải đáp thắc mắc về việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp 2016-2017. Bạn đọc có câu hỏi thắc mắc, xin gửi về email: hoangmanh@dantri.com.vn


Đồ hoạ: Vũ Toản

Đồ hoạ: Vũ Toản

MỜI BẠN NHẤN F5 ĐỂ CẬP NHẬT CÁC NỘI DUNG MỚI

Câu hỏi 1: Bạn Lê Minh (Đống Đa, Hà Nội) hỏi: Tôi đang muốn tìm hiểu về bảo hiểm thất nghiệ, vậy xin cho biết chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện nay được quy định tại văn bản nào? bao gồm những chế độ nào?

Trả lời:

Hiện nay chính sách bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại các văn bản sau:

- Luật Việc làm ;

- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

- Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Quyết định số 77/2014/QĐ-Ttg ngày 24/12/2014 quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

- Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

- Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày 25/3/2016 hướng dẫn thực hiện Khoản 6 Điều 32 của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

- Ngoài ra còn có các văn bản khác liên quan như: Bộ Luật lao động; Luật Viên chức, Luật Cán bộ công chức, và một số văn bản khác có liên quan….

2. Theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm thì các chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 51 Luật Việc làm thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Câu hỏi 2: Bạn Nguyễn Hoàng Tôn (Lê Chân, Hải Phòng) hỏi: Theo Luật Việc làm, những đối tượng nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Trả lời:

1. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 và Khoản 1, 2 Điều 43 Luật Việc làm; Điều 2 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam, từ đủ 15 tuổi trở lên khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động nêu trên thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động giao kết và đang thực hiện một trong các loại hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nêu trên nhưng đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- Người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã hưởng tiền lương và có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Luật Việc làm thì người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật việc làm.

Câu hỏi 3: Hồ Nam (Quận 1. TPHCM) hỏi: Hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào? Người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn bao lâu? Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động được quy định như thế nào?

Trả lời:

1. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp là hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó bao gồm nội dung cụ thể về tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì người sử dụng lao động lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc của người lao động có hiệu lực.

Trường hợp người lao động đã giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 và đang thực hiện hợp đồng lao động này thì người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho những người lao động này nếu thời hạn kết thúc hợp đồng còn ít nhất 03 tháng trở lên.

Trường hợp người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm và đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết có hiệu lực đầu tiên mà khi chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng dẫn đến người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động giao kết có hiệu lực kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật thì người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này.

2. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Câu hỏi 4: Bà Nguyễn Thị An (Nam Định) hỏi: Tôi giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng với công ty ở Nam Định từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2016. Ngày 01/5/2016 đến ngày 31/10/2016, tôi nghỉ hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, do điều kiện gia đình khó khăn nên tôi làm đơn xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật lao động, ngày 01/7/2016 công ty ban hành quyết định nghỉ việc cho tôi quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Như vậy, tôi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Trả lời

- Theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm thì người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này;đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

+ Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theoquy định;

+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:

+ Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;

+Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.

- Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.

Như vậy, trường hợp của bà Nguyễn Thị An đang trong thời gian nghỉ thai sản nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo các quy định nêu trên thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Câu hỏi 5: Ông Trần Văn Bình (Lạng Sơn) hỏi: Tôi giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp kể từ ngày 01/8/2015 đến ngày 31/7/2016. Hằng tháng doanh nghiệp vẫn trừ số tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp vào tiền lương của tôi. Tuy nhiên, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp và nhận lại sổ bảo hiểm xã hội thì trong sổ bảo hiểm xã hội không thể hiện việc đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian tôi làm việc tại đây. Như vậy, nếu tôi không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì tôi có quyền khiếu kiện doanh nghiệp không? Cơ quan nào sẽ giải quyết vấn đề này?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 29 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 32 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đóng bảo hiểm thất nghiệp đúng, đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động yêu cầu; cung cấp bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc xác nhận về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc cho người lao động chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 35; Khoản 15 Điều 36 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì tổ chức bảo hiểm xã hội có quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 37; Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi phát hiện doanh nghiệp vi phạm quy định về bảo hiểm thất nghiệp thì ông Bình có quyền khiếu nại, tố cáo doanh nghiệp với các cơ quan có thẩm quyền theo các quy định nêu trên để giải quyết. Trình tự, thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định tại Luật khiếu nại, Luật tố cáo và các văn bản hướng dẫn.

Câu hỏi 6: Bạn Phạm Ngọc Thảo (Yên Dũng, Bắc Giang) hỏi: Ở địa phương em, chú em sắp tới sẽ nhận chức giám đốc Trung tâm dân số của huyện. Vậy chú em có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 43 Luật việc làm thì người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của Chính Phủ quy định những người là công chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là công chức.

Như vậy, Giám đốc Trung tâm dân số huyện không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Câu hỏi 7: Bạn Mai Lan (Thanh Oai, Hà Nội) hỏi: Trước đây em đi làm có đóng BHXH được 5 năm 5 tháng và thời gian đóng BHTN được 4 năm 11 tháng. Em đã thôi làm việc được 14 tháng. Hiện tại em ở nhà trông con và đã mang thai được 7 tháng. Em muốn mua BHYT tự nguyện nhưng thời gian cấp thẻ trước khi sinh là 1.5 tháng. Hiện em ở nhà (đã mất giấy quyết định nghỉ việc) mà giờ em muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp có được không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm thì người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, trường hợp của bạn đã nghỉ việc được 14 tháng thì không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn sẽ được bảo lưu cộng dồn theo các quy định nêu trên.

Câu hỏi 8: Bạn Tuyết Chinh (Quận 5, TP HCM) hỏi: Sau khi tôi nghỉ thai sản 6 tháng, tôi dự định sẽ chấm dứt HĐLĐ tại công ty. Vậy tôi có được hưởng BHTN sau khi chấm dứt HĐLĐ không?

Trả lời:

Tại Điều 49 Luật Việc làm quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tại Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau: người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Như vậy, bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện theo các quy định nêu trên.

Câu hỏi 9: Bạn Hồng Vân (Cao Bằng) hỏi: Hiện nay việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp do 2 ngành BHXH và LĐ-TB&XH thực hiện. Trong quá trình giải quyết hồ sơ còn gặp những vướng mắc chưa thống nhất được giữa 2 bên để giải quyết như: Sai số CMND, chốt Sổ BHXH không đúng thời gian quy định… nên việc ban hành các quyết định hưởng TCTN cho NLĐ chậm tiến độ. Vậy về vấn đề này nên hiểu đúng ra sao?

Trả lời

TTDVVL chỉ tiếp nhận và giải quyết hưởng các chế độ BHTN đối với NLĐ có đủ hồ sơ hưởng TCTN/HTHN theo quy định. Thời hạn giải quyết hưởng TCTN theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP: 20 ngày làm việc kể từ ngày TTDVVL nhận đủ hồ sơ; Thời hạn chi trả TCTN theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được QĐ hưởng TCTN (đối với tháng hưởng TCTN đầu tiên của NLĐ) và 5 ngày làm việc kể từ ngày thứ 07 của tháng hưởng TCTN thứ hai (đối với tháng hưởng TCTN thứ 2 trở đi).

Trong thời gian qua, theo báo cáo của các địa phương thì việc ban hành Quyết định hưởng TCTN được thực hiện theo đúng quy định nêu trên. Việc chốt sổ BHXH được thực hiện theo hướng dẫn của BHXHVN và ngày 9/9/2015 BHXHVN đã ban hành Quyết định số 959/QĐ-BHXH quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT trong đó có các quy định về việc điều chỉnh thông tin trong sổ BHXH, chốt sổ BHXH của NLĐ.

Câu hỏi 10: Bạn Trần Tuấn (Quảng Nam) hỏi: Tôi là một lái xe, có tham gia bảo hiểm xã hội, tôi tham gia hơn 1 năm thì tôi có được hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp không? Vì doanh nghiệp đóng nên tôi không nắm được có tham gia bảo hiểm thất nghiệp không.

Trả lời:

Người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm nêu trên.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 29Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; yêu cầu trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 32 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động yêu cầu.

Theo quy định tại Khoản 13 Điều 36 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc tham gia, đóng bảo hiểm thất nghiệp khi ngư­ời lao động yêu cầu.

Do đó, bạn có thể yêu cầu phía doanh nghiệp hoặc tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp các thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình và bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo các quy định nêu trên.

Câu hỏi 11: Bạn Hoàng Phương (Thanh Hoá), hỏi: Phương thức đóng và nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động được quy định như thế nào?

Trả lời:

1. Phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

2. Nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm của người sử dụng lao động như sau:

- Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên thì ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

- Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên thì ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần bảo hiểm thất nghiệp phải đóng còn lại, người sử dụng lao động tự bảo đảm theo quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

- Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.

- Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức khác thì khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 12: Bạn Trịnh Văn Ban (Lục Yên, Bắc Giang) hỏi: Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp và tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào?

Trả lời

1. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật việc làm thì mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

2. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp: Theo quy định tại Điều 58 Luật việc làm thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền l­ương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền l­ương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mư­ơi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

- Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Câu hỏi 13: Bạn Huỳnh Tuân (Cà Mau) hỏi: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp có chế độ nào để hỗ trợ người sử dụng lao động hay không? Nếu có thì người sử dụng lao động phải đảm bảo những điều kiện nào để được hưởng?

Trả lời

1. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 42 Luật việc làm thì người sử dụng lao động được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

2. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật Việc làm khi có đủ các điều kiện sau:

- Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Việc làm liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến tháng liền trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động hoặc đến tháng của ngày đề nghị hỗ trợ kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động nếu người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng đó.

- Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh và dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ 50 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng từ 300 lao động trở xuống và từ 100 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng trên 300 lao động, không kể lao động giao kết hợp đồng lao động với thời hạn dưới 03 tháng.

Những trường hợp được coi là bất khả kháng nêu trên, bao gồm: Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xưởng có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi người sử dụng lao động bị thiệt hại.

- Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động được xác định thông qua báo cáo sản xuất, kinh doanh của năm trước thời điểm đề nghị hỗ trợ mà bị lỗ có xác nhận của cơ quan thuế.

- Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Câu hỏi 14: Bạn Lê Trọng Hoài (Quy Nhơn, Bình Định) hỏi: Thời gian và mức hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được quy định như thế nào?

Trả lời:

1. Thời gian hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật Việc làm thì thời gian hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo phương án được phê duyệt và không quá 06 tháng.

2. Mức hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động:

- Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 01 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng.

Trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

- Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này thì phần vượt quá mức hỗ trợ do người sử dụng lao động tự chi trả.

Câu hỏi 15: Bà Nguyễn Thị Dung (Nghĩa Đàn, Nghệ An) hỏi: Tôi nghỉ việc tại công ty cũ được 7 tháng thì tìm được việc làm mới và tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tại công ty cũ có được nối tiếp vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tại công ty mới hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Do đó, bà Dung vào công ty mới và tiếp tục đóng bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước đó mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được cộng dồn cùng với thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sau này để tính là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Câu hỏi 16: Bạn Thành Dung (Bắc Ninh) hỏi: Thành phần hồ sơ và trình tự, thủ tục giải quyết hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được quy định như ra sao?

Trả lời:

1. Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động bao gồm:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động bao gồm các nội dung cơ bản sau: Ngành, nghề hoặc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; tình hình sản xuất, kinh doanh; số lao động tại thời điểm đề nghị hỗ trợ; những khó khăn, nguyên nhân buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh; nguy cơ phải cắt giảm số lao động; nhu cầu kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động; cam kết tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và sử dụng lao động theo đúng phương án đã được phê duyệt.

- Phương án thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định này.

- Giấy tờ chứng minh không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

- Văn bản xác nhận của tổ chức bảo hiểm xã hội nơi người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này.

2. Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì trình tự, thủ tục giải quyết hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được thực hiện như sau:

- Người sử dụng lao động có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động phải nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 26 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của đơn vị để thẩm định.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người sử dụng lao động theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và phê duyệt phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo quy định tại Điều 3 Nghị định này và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được viết tắt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xem xét, quyết định việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Trường hợp không hỗ trợ thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người sử dụng lao động.

Quyết định về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ; 01 bản đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để báo cáo; 01 bản đến trung tâm dịch vụ việc làm; 01 bản đến người sử dụng lao động để thực hiện và 01 bản đến cơ sở dạy nghề cho người lao động trong trường hợp việc đào tạo không do người sử dụng lao động trực tiếp thực hiện. Quyết định về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

- Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện tạm ứng 50% kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người sử dụng lao động theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thực hiện việc thanh quyết toán theo quy định trên cơ sở thực tế của việc thực hiện phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Câu hỏi 17: Ông Lê Văn Hoạt (Tứ Kỳ, Hải Dương) hỏi: Tôi làm việc tại công ty được 6 năm, hiện giờ tôi đã nghỉ việc và muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp là do tôi thực hiện hay do công ty thực hiện?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

- Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

- Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.

Như vậy, ông Hoạt muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc ủy quyền cho người khác nộp hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp theo các quy định nêu trên.

Câu hỏi 18: Bà Mai Dung (Phổ Yên, Thái Nguyên) hỏi: Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động phải đáp ứng đủ những điều kiện gì?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm thì người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập trong thời thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

Câu hỏi 18: Bạn Tất Hoàng (Đồng Nai) hỏi: Người lao động trong trường hợp nào được coi là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:

- Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;

- Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.

Câu hỏi 19: Bạn Thân Văn Phúc (Lai Châu) hỏi: Tôi đang có nhu cầu làm trợ cấp thất nghiệp, vậy xin hỏi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và trình tự, thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như thế nào?

Trả lời:

1. Thành phần hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.

- Sổ bảo hiểm xã hội.

Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.

Người lao động chưa tìm được việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và gửi lại người lao động cùng với quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh) để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động; 01 bản đến người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì việc chi trả trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:

+ Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

+ Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.

Câu hỏi 20: Bạn Trịnh Văn Đức (Quỳnh Phụ, Thái Bình) hỏi: Tôi có nhu cầu làm trợ cấp thất nghiệp như lại bận một số việc gia đình. Vậy theo luật định, những trường hợp nào người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

- Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

- Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.

Câu hỏi 21: Bà Kim Chung (TP Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình) hỏi: Tôi giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng với trường mầm non từ ngày 01/9/2014 đến ngày 31/8/2016. Ngày 01/11/2016, tôi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật. Như vậy, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với trường mầm non, tôi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Trả lời:

- Theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm thì người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

+ Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

- Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp hưởng lương hưu hằng tháng. Ngày mà người lao động được xác định nghỉ hưu là ngày đầu tiên tính hưởng lương hưu được ghi trong quyết định hưởng hưu hằng tháng của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì bà Chung được hưởng trợ cấp thất nghiệp và trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bà Chung sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi hưởng lương hưu hằng tháng theo các quy định nêu trên.

Câu hỏi 22: Bà Nguyễn Thị Lành (Khánh Hoà) hỏi: Tôi làm việc tại công ty và đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/01/2011, bà chấm dứt hợp đồng lao động với công ty từ ngày 01/7/2016 nhưng hiện giờ công ty vẫn chưa đưa quyết định nghỉ việc và sổ BHXH. Tôi đã lên bảo hiểm xã hội huyện thì được biết công ty vẫn nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Vậy để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì phải làm thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp đúng, đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

Việc xử phạt vi phạm quy định về đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 29 Nghị định 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm: Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó; Sổ bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, bà Lành muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp phải đến công ty để lấy các giấy tờ nêu trên và sổ bảo hiểm xã hội để hoàn thiện hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bà Lành sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm.

Trường hợp nếu không lấy được sổ bảo hiểm xã hội đã chốt vì lý do công ty nợ đóng bảo hiểm thất nghiệp thì bà Lành có thể khiếu nại, tố cáo và người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt theo các quy định nêu trên.

Câu hỏi 23: Bà Nguyễn Thị Nhung (Hải Dương) hỏi: Con tôi chuẩn bị nghỉ việc ở Hải Phòng đề về quê giải quyết việc gia đình một thời gian. Thời gian đó, con tôi muốn đăng ký trợ cấp thất nghiệp. Vậy xin hỏi mức hưởng, thời gian hưởng và thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được quy định như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 50 Luật việc làm thì mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được tính như sau:

1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.

Câu hỏi 24: Bạn Hoàng Văn Thắng (Bảo Lộc, Lâm Đồng) hỏi: Những trường hợp nào người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì các trường người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu, bao gồm:

1. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.

2. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.

3. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.

4. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trong các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.

Câu hỏi 25: Bạn Mạnh Thắng (Đống Đa, Hà Nội) hỏi: Vợ tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nay vợ tôi muốn chuyển từ Hà Nội vào TPHCM để ở gần chồng. Vậy, những trường hợp nào người lao động được chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp? Thành phần hồ sơ và trình tự, thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như thế nào?

Trả lời:

1. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì thành phần hồ sơ và trình tự, thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

+ Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;

+ Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;

+ Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

+ Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);

+ Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 2, Điều 22 Nghị định này, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến trừ trường hợp theo quy định tại Khoản 6 Điều 22 Nghị định này.

Kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động thực hiện các quyền và trách nhiệm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Người lao động nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp quá thời hạn theo quy định tại Khoản 5 Điều 22 Nghị định này nhưng nhiều nhất không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

+ Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

+ Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định.

- Tổ chức bảo hiểm xã hội nơi người lao động chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 26: Bà Nguyễn Thị Tuyến (Bắc Ninh) hỏi: Tôi giao kết hợp động lao động có thời hạn 36 tháng với doanh nghiệp kể từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2016 với mức lương như sau: từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2014 là 8.000.000 đồng/tháng, từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2016 là 10.000.000 đồng/tháng. Ngày 31/8/2016, tôi xin nghỉ việc. Vậy tôi có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? Nếu được thì thời gian hưởng và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của tôi được tính như thế nào?

Trả lời:

- Theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm thì người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

+ Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật việc làm thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật việc làm thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Như vậy, bà Tuyến được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm và mức hưởng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà Tuyến được tính theo các quy định nêu trên.

Câu hỏi 27: Ông Phúc Tâm (Tuyên Quang) hỏi: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng, bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp nào? Thời gian tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động có được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp không? Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp có tiếp tục được hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa hay không và trong trường hợp nào?

Trả lời

1. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Việc làm thì người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định.

2. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp.

3. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 Luật Việc làm và Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định.

Câu hỏi 28: Ông Nguyễn Văn Nam (Hoàng Hoá, Thanh Hoá) hỏi: Tôi từng làm ở 1 Công ty Cổ phần nhà nước, sau đó công ty chuyển sang cổ phần. Tôi được công ty đóng đầy đủ các chế độ quyền lợi cho người lao động và đến nay đã được trên 12 năm.

Nay, tôi có ý định chấm dứt hợp đồng lao động để làm tự do (làm tự do chứ không phải chuyển công ty). Vậy tôi sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì phải làm thế nào để được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Trả lời:

Tại Điều 49 Luật Việc làm quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau: Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội; Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.

Tại Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;Quyết định thôi việc;Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

- Sổ bảo hiểm xã hội.

Như vậy, trình tự, thủ tục nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và NLĐ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo các quy định nêu trên.

Câu hỏi 29: Bạn Tất Định (Nam Định) hỏi: Em gái của tôi ở quê gọi điện thoại báo mới bị cơ quan chức năng chấp dứt việc hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vậy tôi xin hỏi những trường hợp nào thì cơ quan chức năng có quyền như vậy?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 53 Luật việc làm thì người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:

- Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Tìm được việc làm;

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

- Hưởng lương hưu hằng tháng;

- Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;

- Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;

- Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

- Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;

- Chết;

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Bị tòa án tuyên bố mất tích;

- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

Câu hỏi 30: Bạn Phan Mạnh Tuấn (Láng, Hà Nội) hỏi: Tôi làm việc tại cơ quan nhà nước từ 01/9/2009. Đến ngày 01/9/2016, tôi chấm dứt hợp đồng lao động. Tôi được cơ quan đóng BHTN là 07 năm, tính đến thời điểm nghỉ việc. Đến ngày 20/9/2016, tôi thi tuyển và làm hợp đồng để trở thành 1 đại lý bảo hiểm cho 1 công ty chuyên về bảo hiểm nhân thọ và công ty không đóng BHTN cho tôi. Vậy, tôi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? Nếu có thì tôi cần làm những chuẩn bị những thủ tục và giấy tờ gì?

Trả lời:

Tại Điều 49 Luật Việc làm quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định về người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Tại Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tại Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tại Khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm thì người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, nếu bạn làm hợp đồng để trở thành một đại lý bảo hiểm cho 1 công ty chuyên về bảo hiểm nhân thọ mà có giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì Công ty này phải đóng BHTN cho bạn.

Bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện, nếu không đủ điều kiện hưởng TCTN thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn sẽ được bảo lưu cộng dồn và trình tự, thủ tục nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo các quy định nêu trên.

Câu hỏi 31: Bạn Đỗ Chiến Dũng (Gia Lâm, Hà Nội) hỏi: Tôi đang chuẩn bị đăng ký bảo hiểm thất nghiệp. Vậy, xin hỏi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế hay không và trong thời gian này người lao động có phải đóng bảo hiểm y tế hay không? Trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động có tiếp tục được hưởng bảo hiểm y tế hay không ?

Trả lời

1. Theo quy định tại Điều 51 Luật Việc làm thì người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

2. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động không được hưởng bảo hiểm y tế và phải trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Câu hỏi 32: Bạn Mai Thị Hoa (Nam Sách, Hải Dương) hỏi: Trước đây tôi có đi làm và tham gia đóng BHTN trong công ty. Nhưng rồi sau đó tôi mắc bệnh suy thận mãn tính (đang phải chạy thận chu kì), vì thế tôi phải nghỉ việc để chữa bệnh.

Thời gian sau công ty có quyết định cho tôi nghỉ việc luôn, nhưng ngày chốt không đóng bảo hiểm lại quá xa so với ngày có quyết định nghỉ việc, và cũng vì chữa bệnh nên tôi không thể đi làm BHTN ngay được, vì thế đến bây giờ tôi vẫn chưa được hưởng BHTN mặc dù bảo hiểm 1 lần tôi đã hưởng. Hiện nay tôi vẫn đang thất nghiệp vì không tìm được việc làm, tôi rất muốn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp để có tiền chữa bệnh?

Trả lời:

Tại Điều 49 Luật Việc làm quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định về người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Tại Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tại Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tại Khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Như vậy, bạn Hoa sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện, nếu không đủ điều kiện hưởng TCTN thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn sẽ được bảo lưu cộng dồn và trình tự, thủ tục nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo các quy định nêu trên.

Câu hỏi 33: Bạn Đỗ Thị Nhung (Hà Tĩnh) hỏi: Xin cho tôi hỏi về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là bao nhiêu lần sau khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trả lời:

Tại Điều 49 Luật Việc làm quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Như vậy, nếu người lao động đáp ứng đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo quy định nêu trên.

Câu hỏi 34: Bạn Nông Văn Đồng (Bắc Kạn) hỏi: Tôi nghe nói khi đăng ký trợ cấp thất nghiệp, người lao động còn được hưởng chính sách hỗ trợ dạy nghề. Vậy để được hỗ trợ học nghề, người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp phải đáp ứng đủ những điều kiện gì?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm thì người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về lao động thành lập trong thời thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Chết.

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 35: Bạn Lê Thanh Phúc (quận Tây Hồ, Hà Nội) hỏi: Mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào? Thời gian được hỗ trợ học nghề là bao lâu?

Trả lời

1. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì mức hỗ trợ học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tối đa 01 (một) triệu đồng/người/tháng.

Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.

Trường hợp người lao động tham gia khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn là 01 (một) tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề.

2. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 56 Luật Việc làm thì thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng.

Câu hỏi 36: Bạn Lê Vân (Đà Nẵng) hỏi: Có trường hợp bị tạm dừng hưởng TCTN do “quên” thông báo với cơ quan lao động về tình trạng việc làm ? Tại sao NLĐ lại “quên”? Để triển khai chính sách BHTN hiệu quả, ngành LĐTBXH sẽ làm gì để tuyên truyền chính sách tới NLĐ, NSDLĐ?

Trả lời

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 30 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì hằng tháng NLĐ phải có nghĩa vụ thông báo với TTDVVL về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian đang hưởng TCTN theo quy định.

Ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm được ghi cụ thể tại Phụ lục của Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu của Bộ LĐTBXH.

Việc thông báo về việc tìm kiếm việc làm của NLĐ để TTDVVL nắm được tình hình lao động trên địa bàn nhằm đưa ra các biện pháp để kết nối cung - cầu lao động; thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ hoặc tư vấn học nghề để hỗ trợ NLĐ nâng cao tay nghề hoặc chuyển đổi nghề nghiệp để nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động. Mặt khác, ngành LĐTBXH có thể kiểm soát tình trạng việc làm của NLĐ, tránh việc lạm dụng quỹ BHTN.

Việc tuyên truyền về BHTN đã và đang được thực hiện trong thời gian qua, riêng năm 2016, Cục Việc làm đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ... thực hiện các hội nghị tuyên truyền tại một số địa phương như: Thái bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Gia Lai, Hậu Giang, Kiên Giang.

Trong thời gian tới, Cục Việc làm sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về bảo hiểm thất nghiệp tới từng NLĐ, NSDLĐ với nhiều hình thức phong phú và phù hợp cho từng đối tượng như phát hành các ấn phẩm về BHTN (Tờ rơi, sách hỏi đáp về BHTN, sách chỉ mục các quy định của pháp luật về BHTN,…), thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình và thường xuyên tổ chức các hội nghị tuyên truyền, chương trình đối thoại trực tiếp với NLĐ và NSDLĐ để nâng cao hơn nữa nhận thức của NLĐ và NSDLĐ trong việc tham gia BHTN nói chung cũng như việc thông báo về việc tìm kiếm việc làm của NLĐ trong thời gian hưởng TCTN nói riêng.

Câu hỏi 37: Bạn Nhữ Mai Hoa (TP Huế) hỏi: Trường hợp người thất nghiệp có nhu cầu học nghề với mức chi phí cao hơn mức chi phí học nghề theo quy định của pháp luật thì có hỗ trợ thêm cho người lao động hay không? Và người thất nghiệp có được nhận tiền để tự học nghề hay không?

Trả lời

1. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tham gia khóa học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định này thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do người lao động tự chi trả.

2. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 03 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì phương thức hỗ trợ kinh phí học nghề được thực hiện thông qua cơ sở dạy nghề.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 25 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người lao động theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và có trách nhiệm lập danh sách có chữ ký của người lao động đang học nghề chuyển cho tổ chức bảo hiểm xã hội để thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo quy định.

Như vậy, người lao động không được nhận tiền để tự học nghề theo các quy định nêu trên.

Câu hỏi 38: Bạn Đỗ Văn Dũng (Phủ Lý, Hà Nam) hỏi: Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề và trình tự, thủ tục giải quyết hỗ trợ học nghề được quy định như thế nào?

Trả lời

1. Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề:

- Theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 03 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định.

- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

+ Đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 25 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì trình tự, thủ tục giải quyết hỗ trợ học nghề được thực hiện như sau:

- Người lao động có nhu cầu học nghề thì phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm.

+ Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;

+ Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm địa phương nơi người lao động có nhu cầu học nghề.

- Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề và trao cho người lao động phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động.

Quyết định về việc hỗ trợ học nghề được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả cho cơ sở dạy nghề; 01 bản đến cơ sở dạy nghề để thực hiện việc dạy nghề cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc hỗ trợ học nghề thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp người lao động không được hỗ trợ học nghề thì trung tâm dịch vụ việc làm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối với người thất nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định này khi được giải quyết hỗ trợ học nghề thì trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận đã giải quyết hỗ trợ học nghề vào sổ bảo hiểm xã hội và chụp 01 bản để lưu hồ sơ.

Trường hợp người lao động đã hưởng hết thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà vẫn tiếp tục học nghề hoặc chuẩn bị tham gia học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian học nghề.

- Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người lao động theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có trách nhiệm lập danh sách có chữ ký của người lao động đang học nghề chuyển cho tổ chức bảo hiểm xã hội để thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo quy định.

Câu hỏi 39: Bạn Nguyễn Tất Thắng (Việt Trì, Phú Thọ) hỏi: Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc do cơ quan nào thực hiện? Trình tự, thủ tục tư vấn, giới thiệu việc làm đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện như thế nào?

Trả lời

1. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thông qua trung tâm dịch vụ việc làm.

2. Theo quy định tại các Khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì trình tự, thủ tục tư vấn, giới thiệu việc làm đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện như sau:

- Người lao động ghi đầy đủ các thông tin vào phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và nộp trực tiếp cho trung tâm dịch vụ việc làm.

- Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm trên cơ sở nhu cầu, khả năng của người lao động và nhu cầu của thị trường lao động.

Câu hỏi 40: Bạn Hoàng Thị Hoa (Thanh Liêm, Hà Nam) hỏi: Chồng tôi sắp nghỉ việc ở một công ty sau 10 năm làm việc. Vậy tôi xin hỏi quyền và nghĩa vụ của người lao động về bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào?

Trả lời:

1. Quyền của người lao động: Theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì quyền của người lao động về bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

- Nhận sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận đầy đủ về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

- Được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm.

- Được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17, nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định này.

- Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; yêu cầu trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.

- Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ của người lao động :

- Đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ và đúng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm.

- Thực hiện đúng quy định về việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- Bảo quản, sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo quy định.

- Người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp phải thông báo với người sử dụng lao động kế tiếp để tiếp tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

- Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề theo quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm khi có nhu cầu.

- Hằng tháng thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

- Nhận việc làm hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi được trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động tìm được việc làm thì phải thông báo ngay cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Nhận thông báo về việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc không được hỗ trợ học nghề, quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, quyết định bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

- Thông báo theo quy định với trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các Điểm b, c, d, g, h, l và n Khoản 1 Điều 21 Nghị định này.

- Nộp lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội khi thuộc các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g, i, h, l và n Khoản 1 Điều 21 Nghị định này và trong trường hợp chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.

- Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu hỏi 41: Bạn Huỳnh Văn Tiệm (Vũng Tàu) hỏi: Sau Tết 2017, tôi sẽ nghỉ việc ở một công ty sau 7 năm làm việc. Để có thêm thông tin trước khi trao đổi với công ty, tôi xin hỏi quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào?

1. Quyền của người sử dụng lao động: Theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì quyền của người sử dụng lao động về bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

- Được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định.

- Từ chối thực hiện các yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

- Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động:

- Chủ trì, phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở để thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

- Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đóng bảo hiểm thất nghiệp đúng, đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật.

- Bảo quản hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị. Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm thất nghiệp.

- Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động yêu cầu.

- Cung cấp bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc xác nhận về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc cho người lao động chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

- Thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động làm việc tại đơn vị theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện.

- Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước.

- Tổ chức triển khai việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Sử dụng người lao động đã được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo.

- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.