1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Cử nhân 'rớt giá'

Các phiên giao dịch việc làm tại Hà Nội thời gian qua chứng kiến một lượng lớn lao động có trình độ cao đẳng, đại học tự nguyện xin làm công việc giản đơn, với mức lương kém hấp dẫ

Ứng viên tham gia ứng tuyển tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, ngày 15/9/2015. Ảnh: SVVN
Ứng viên tham gia ứng tuyển tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, ngày 15/9/2015. Ảnh: SVVN

Nhu cầu về tuyển dụng đối với lao động trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 28% tổng chỉ tiêu nhưng nguồn cung về lực lượng này lại chiếm hơn 70% các phiên giao dịch.

Vẫn “thừa thầy, thiếu thợ”

Tốt nghiệp với tấm bằng loại Khá, tại trường CĐ Điện tử – Điện lạnh Hà Nội nhưng đã gần một năm nay, Trần Thị Thu Trang vẫn loay hoay đi tìm việc. Trang đã chủ động tìm kiếm các đầu việc qua mạng và đến phỏng vấn trực tiếp tại các phiên giao dịch việc làm ở Hà Nội nhưng kết quả thường không mấy khả quan.

“Là con gái và học Công nghệ thông tin nên mình gặp không ít khó khăn khi đi xin việc. Những công việc đòi hỏi trình độ cao thì chuyên môn của mình chưa đáp ứng được, còn chọn những công việc phổ thông thì mình lại thấy phí cho 4 năm ăn học. Có lẽ, mình sẽ dành thời gian để đi học thêm…”, Thu Trang chia sẻ.

Thực tế, tình trạng sinh viên đã ra trường nhưng không tìm được việc làm phù hợp như Thu Trang không hiếm. Bởi theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất (dưới 28% tổng chỉ tiêu tuyển dụng của các phiên giao dịch việc làm hằng tuần).

Trong khi đó, số ứng viên có trình độ cao đẳng, đại học tìm đến các phiên giao dịch việc làm và các hội chợ việc làm trên địa bàn thành phố luôn chiếm trên 70%. Và hiệu quả kết nối cung – cầu lao động tại các phiên giao dịch 6 tháng đầu năm 2015 đối với trình độ lao động cao đẳng, đại học là gần 150%; trung cấp – công nhân kỹ thuật là hơn 39%; lao động phổ thông là gần 19%.

Bà Vũ Thị Thanh Liễu, Trưởng phòng Thông tin thị trường lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội lý giải: “Tỷ lệ kết nối đối với người lao động ở trình độ cao đẳng, đại học cao hơn 100%, điều đó chứng tỏ người lao động ở trình độ cao đẳng, đại học hiện nay đang phải chấp nhận một số việc làm trái ngành, trái nghề, thậm chí chấp nhận cả công việc chỉ đòi hỏi trình độ trung cấp, công nhân hay lao động phổ thông”.

Bằng cấp chuyên môn chưa đủ

Theo số liệu của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, trung bình, mỗi tuần, sàn giao dịch việc làm có 500 ứng viên ứng tuyển. “Có nhiều bạn đến các sàn giao dịch việc làm hàng chục lần nhưng vẫn không tìm được công việc ưng ý. Và phần lớn những người tìm đến ứng tuyển đều có trình độ cao đẳng, đại học. Các bạn tuy có bằng cấp chuyên môn nhưng lại thiếu nhiều kỹ năng thực hành, điều mà các nhà tuyển dụng rất quan tâm”, bà Liễu cho biết.

Một sự “lệch pha” phổ biến nữa giữa người đi xin việc và nhà tuyển dụng là về lương. Tại sàn giao dịch việc làm, không ít nhà tuyển dụng tỏ ra bất ngờ, khi nhiều bạn mới ra trường, chưa hề có kinh nghiệm, đã yêu cầu mức lương 7 – 8 triệu đồng/tháng. Bà Liễu cho hay: “Doanh nghiệp luôn phải tính toán chặt chẽ nhất để đảm bảo lợi nhuận và đó cũng là điều kiện tiên quyết cho doanh nghiệp tồn tại. Vì vậy, khi bạn đưa ra một mức lương không phù hợp với doanh nghiệp, bạn rất dễ bị từ chối”.

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Công ty CP Vận tải Quốc tế 360 độ Logistic – một nhà tuyển dụng tại sàn giao dịch việc làm, chia sẻ: “Sinh viên năm cuối cần có định hướng nghề nghiệp trước khi ra trường. Cử nhân cần đi làm để lấy kinh nghiệm trước thì mới có thể nghĩ đến chuyện được hưởng chế độ lương cao. Mỗi lao động nên tự tìm hiểu thêm qua mạng, sách báo… về tình hình thị trường ở Việt Nam hiện nay và Bộ luật Lao động để biết rõ vị trí cũng như quyền lợi của mình.

Một lời khuyên mà bà Vũ Thị Thanh Liễu dành cho các ứng viên, đặc biệt là các tân cử nhân: “Mong muốn có một môi trường làm việc tốt, có thu nhập để sống là nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người. Tuy nhiên, tình hình kinh tế giờ đây đã khó khăn hơn và muốn tìm được việc, các bạn cần tự nỗ lực vận động, tự trang bị kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn và “lăn” vào thực tế nhiều hơn”.

Theo Sinh viên VN