1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Công nhân 40 tuổi đã bị cho… về hưu, tăng tuổi hưu nữa thì thế nào?

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, thời giờ làm việc, ăn uống, chăm sóc sức khỏe… không được tốt, sức khỏe họ suy giảm rất nhanh. Nữ công nhân may ở tuổi 55 đã không còn xỏ được lỗ kim.


Không nên tăng tuổi hưu đối với lực lượng công nhân trực tiếp sản xuất - Ảnh: L.T

Không nên tăng tuổi hưu đối với lực lượng công nhân trực tiếp sản xuất - Ảnh: L.T

Nhiều công nhân 40 tuổi đã được doanh nghiệp tìm cách cho… về hưu. Vậy sắp tới nếu nâng tuổi hưu lên nữa, những đối tượng này sẽ như thế nào?

Ông Trần Văn Triều - Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật LĐLĐ TPHCM - chia sẻ ý kiến liên quan đến thông tin về việc Bộ LĐTBXH đề xuất 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu (5 năm với lao động nữ và từ 2-5 năm đối với lao động nam). Theo ông Triều, không nên tăng tuổi hưu đối với lao động trực tiếp sản xuất.

“Với những người tiếp xúc nhiều với công nhân trực tiếp sản xuất như chúng tôi, quan điểm này là trước sau như một. Nếu có tăng tuổi hưu thì nên chọn lọc đối tượng, có thể ở cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học…” - ông Triều nói.

Theo một số khảo sát của Trung tâm tư vấn pháp luật LĐLĐ TPHCM, tại một số doanh nghiệp trực tiếp sản xuất như may, giày da, thủy sản,… 100% người lao động không đồng ý tăng tuổi hưu đối ở cả nữ lẫn nam.

Còn đi lấy ý kiến một số đơn vị như bệnh viện, ngành giáo dục thì 50% số người được lấy ý kiến đồng ý tăng, còn lại không đồng ý. Trong khi đó, đối tượng quản lý, làm công tác khoa học không nhiều… cho nên nếu lấy đối tượng này để xem xét tăng tuổi hưu cho tất cả lao động là không hợp lý.

Theo Lê Tuyết/Báo Lao động