1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Chàng trai miền Tây bỏ chu du thế giới, về quê giúp bà con kiếm tiền

Khi được hỏi mọi người nói gì khi No bỗng dưng từ một hướng dẫn viên du lịch chuyển sang sản xuất ống hút, cậu cười nói: ‘Gia đình hiểu mình, nhưng bạn bè nói mình bị điên’.

Khi được hỏi mọi người nói gì khi No bỗng dưng từ một hướng dẫn viên du lịch chuyển sang sản xuất ống hút, cậu cười nói: ‘Gia đình hiểu mình, nhưng bạn bè nói mình bị điên’.

Có cơ hội được đặt trên đến nhiều quốc gia trên thế giới, No nhận thấy ý thức bảo vệ môi trường của người dân rất tích cực. Để ngăn việc thải ra quá nhiều rác thải nhựa, ở nhiều quốc gia phát triển chỉ sử dụng ống hút kim loại hoặc ống hút giấy.

Trước thực tế này, lại là người tích cực tham gia các hội nhóm bảo vệ môi trường, No quyết tâm thực hiện mơ ước sản xuất ra loại ống hút thân thiện với môi trường.

Chàng trai miền Tây bỏ chu du thế giới, về quê giúp bà con kiếm tiền - 1

No kiểm tra nguyên liệu 
 

Sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước thuộc huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, No có nhiều kỷ niệm thời thơ ấu với bạn bè khi bẻ cây sậy, cây cỏ bàng nghịch chơi. Nhớ tới điều đó, chàng trai sinh năm 1993 quyết định chọn những loại cây cỏ này để làm ống hút.

No nhận thu mua nguyên liệu của bà con ở vùng đệm Rừng U Minh thượng - nơi cỏ bàng, cỏ sậy mọc hoang ở những khu vực nhiều phèn, không thể trồng cây nông nghiệp.

Vướng mắc đầu tiên khi bắt tay vào làm không phải là đầu ra, mà là máy móc, trang thiết bị. ‘Vì đây là sản phẩm mới, nên trên thị trường không có máy móc chuyên dụng cho quá trình sản xuất sản phẩm’ - No nói.

Chàng trai miền Tây bỏ chu du thế giới, về quê giúp bà con kiếm tiền - 2

Sấy khô là một trong số các công đoạn hoàn thiện một chiếc ống hút cỏ

Chàng trai miền Tây bỏ chu du thế giới, về quê giúp bà con kiếm tiền - 3

Những ngày đầu, cậu phải làm thủ công bằng dao, kéo, cưa. Sau đó, No tìm hiểu kỹ hơn về các công đoạn và các loại máy móc hỗ trợ. ‘Toàn bộ mình phải tự nghĩ ra và chế tạo theo mục đích của mình. Những ngày đầu khi đi ‘tour’ về, mình lại lao vào nghiên cứu máy móc trên sân thượng. Trên đó, bày ra đủ các loại máy móc, cỏ sậy. Mấy bạn sinh viên thấy vậy hay hỏi ‘Anh đang nghiên cứu gì mà bề bộn thế?’ - No cười nhớ lại.

Sau khi hoàn thiện quy trình ở Sài Gòn - nơi cậu đang sinh sống, No mới đưa về Kiên Giang để hướng dẫn bà con sản xuất.

Chia sẻ về quy trình làm ra chiếc ống hút cỏ, No cho biết sau khi thu gom nguyên liệu về phải dùng dụng cụ đục bỏ các ngăn bên trong ống, sau đó cắt đoạn từ 18-20cm. Khâu này cần thực hiện đúng cách để ống cỏ không bị vỡ, nứt. Ống cỏ đủ tiêu chuẩn cần có đường kính từ 4,5-6,5mm, dày khoảng 0,5-0,8mm.

Sau đó, sản phẩm sẽ được cắt tỉa, làm sạch và khử trùng bằng công nghệ chiếu tia UV.

Chàng trai miền Tây bỏ chu du thế giới, về quê giúp bà con kiếm tiền - 4

Trung bình, cơ sở sản xuất của No có 12-15 nhân công
 

‘Mức giá của ống hút cỏ chủ yếu phụ thuộc vào giá nhân công, chi phí nguyên liệu không đáng kể vì cỏ sậy, cỏ bàng là cây mọc hoang. Nhưng vì chỉ dùng được một lần nên không thể kinh tế như ống hút tre hiện có trên thị trường. Hiện tại, No bán mỗi chiếc ống hút cỏ với giá 600-900 đồng/ chiếc phụ thuộc vào số lượng khách đặt, số lượng càng nhiều thì giá càng giảm’.

Chàng trai 26 tuổi chia sẻ, khác với ống hút tre, ống hút cỏ chỉ dùng một lần, tính ra chi phí thì ống hút tre kinh tế hơn ống hút cỏ nhưng ưu điểm của nguyên liệu cỏ là khả năng tái tạo môi trường nhanh. ‘Nếu như tre cần tới 2-3 năm để tái tạo hệ sinh thái thì cỏ chỉ mất 6-8 tháng’.

Bắt tay vào làm từ tháng 3/2019, No chia sẻ giai đoạn đầu cậu không đặt mục đích lợi nhuận lên đầu tiên, mà ưu tiên lớn nhất là sản xuất được sản phẩm thân thiện môi trường và tạo công ăn việc làm cho bà con.

Vào khoảng tháng 9 khi liên lạc với No, cậu chia sẻ mỗi tháng cơ sở sản xuất của cậu cho ra lò khoảng 100 ngàn chiếc ống hút, thu về khoảng 60-70 triệu đồng doanh thu. Nhưng đến nay - hơn 4 tháng sau, con số này đã là 600-800 ngàn ống hút mỗi tháng.

Hiện tại, trung bình cơ sở của No có từ 10-15 nhân công, với những đơn hàng lớn tăng lên khoảng 20 nhân công. Mỗi tháng, thu nhập của người lao động dao động khoảng 4,5-5,5 triệu đồng.

Thị trường của No chủ yếu vẫn là xuất sang nước ngoài, trong đó đơn hàng xuất sang Đức là lớn nhất. Ngoài ra, sản phẩm còn được ưa chuộng bởi các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore.

Chàng trai miền Tây bỏ chu du thế giới, về quê giúp bà con kiếm tiền - 5

Sản phẩm của No đạt chất lượng để xuất sang Mỹ, châu Âu
 

Mục tiêu trước mắt của cậu là bán được 1 triệu ống hút mỗi tháng. Đồng thời, No cũng muốn nhân rộng mô hình sản xuất ở nơi có nguồn nguyên liệu, tạo thêm thu nhập cho bà con.

Ông chủ trẻ tuổi cũng đang tập trung nghiên cứu công nghệ sản xuất mới để giảm chi phí, tăng năng suất để sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước và các thị trường bình dân. Hiện tại, đối tượng khách hàng của No vẫn chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn, resort hạng sang.

Là một thành viên tích cực của các tổ chức môi trường, No cho rằng, đây là thị trường tiềm năng và là một xu hướng cần lan tỏa. Cậu hi vọng, khi ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng cao, sản phẩm này sẽ được lựa chọn và phổ biến rộng khắp với cả các khách hàng bình dân.

Khi được hỏi mọi người nói gì khi No bỗng dung từ một hướng dẫn viên du lịch chuyển sang sản xuất ống hút, cậu cười nói: ‘Gia đình hiểu mình, nhưng bạn bè nói mình bị điên’.

No bảo: ‘Mình thấy có cơ hội thì làm, thành bại tính sau. Ít nhất, mình cũng sẽ được trải nghiệm một điều gì đó’.

Theo Nguyễn Thảo/Vietnamnet.vn