1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Cao đẳng hóa nhân lực ngành y để… “hợp chuẩn”?

Theo Thông tư liên tịch số: 27/2015/TTLT-BYT-BNV, quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược, bắt đầu từ ngày 01/01/2021 sẽ không tuyển dụng viên chức có trình độ trung cấp vào làm việc tại các bệnh viện. Vì vậy, để phù hợp với yêu cầu tuyển dụng, các trường sẽ phải dừng đào tạo hê trung cấp y, dược từ năm học 2018.

Theo tìm hiểu của Báo DĐDN, hiện cả nước có khoảng 135 cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp nhóm ngành liên quan đến lĩnh vực y tế, với tổng quy mô học sinh trung cấp chuyên nghiệp trên 126.000 người và trên 5.000 giáo viên trung cấp chuyên nghiệp. Trong số 135 cơ sở đào tạo ngành y tế có 80 trường trung cấp chuyên nghiệp, 45 trường cao đẳng và 10 cơ sở giáo dục ĐH đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.

Nhiều trường Trung cấp chuyên nghiệp đào tạo ngành y đang như “ngồi trên lửa” khi Bộ Y tế ra yêu cầu các trường sẽ phải dừng đào tạo hệ trung cấp y, dược bắt đầu từ năm học 2018.

Sinh viên theo học Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội đang thực nghiệm quy trình cấp cứu
Sinh viên theo học Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội đang thực nghiệm quy trình cấp cứu

Theo Thông tư liên tịch số: 27/2015/TTLT-BYT-BNV, quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược, bắt đầu từ ngày 01/01/2021 sẽ không tuyển dụng viên chức có trình độ trung cấp vào làm việc tại các bệnh viện. Vì vậy, để phù hợp với yêu cầu tuyển dụng, các trường sẽ phải dừng đào tạo hê trung cấp y, dược từ năm học 2018. Theo tìm hiểu của Báo DĐDN, hiện cả nước có khoảng 135 cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp nhóm ngành liên quan đến lĩnh vực y tế, với tổng quy mô học sinh trung cấp chuyên nghiệp trên 126.000 người và trên 5.000 giáo viên trung cấp chuyên nghiệp. Trong số 135 cơ sở đào tạo ngành y tế có 80 trường trung cấp chuyên nghiệp, 45 trường cao đẳng và 10 cơ sở giáo dục ĐH đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, việc thực hiện lộ trình này là để phù hợp với thỏa thuận về hội nhập các nước ASEAN đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y và dược phải là trình độ cao đẳng.

Ông Tiến cũng cho rằng, thực tế đòi hỏi, chức danh nghề nghiệp viên chức được xây dựng thống nhất về trình độ đào tạo sẽ tạo sự thống nhất trong quản lý. Ngoài VN, các nước ASEAN hiện không còn đào tạo hệ TC với chuyên ngành y, dược. Riêng Thái Lan chỉ đào tạo từ bậc đại học với chuyên ngành này, không còn trung cấp, cao đẳng – ông Tiến chia sẻ.

Quan điểm của cơ quan quản lý ngành là vậy, nhưng trên thực tế, lãnh đạo các trường trung cấp chuyên nghiệp hiện đang như “ngồi trên lửa” . Theo Bác sỹ chuyên khoa II Lê Thị Hồng Hoa – Hiệu trưởng Trường trung cấp Y – Dược Lê Hữu Trác, nếu Bộ Y tế ban hành quy định này, những học sinh lớp 12 có mong muốn vào học trường trung cấp y dược sẽ thay đổi ý định. Trong khi đó, Bộ GD- ĐT lại quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của các trường cao đẳng sẽ phải đỗ tốt nghiệp THPT. Như vậy, các em học sinh sẽ lựa chọn hệ đào tạo cao đẳng thay vì trung cấp.

"Thực tế ở nước ta, việc sử dụng nhân lực có trình độ trung cấp và cao đẳng không có sự phân biệt rõ ràng"

Mặt khác, cũng theo bà Hoa, quy định này sẽ không phù hợp để cho các đơn vị sự nghiệp xếp lương. Vì theo quy định của bệnh viện, 1 bác sĩ điều hành 10 y sĩ, tương tự dưới 1 y sĩ khoảng 20 hộ lý và y tá. Khi họ làm công việc nào thì hưởng theo mức lương đó. Với quy định mới, những người trình độ trung cấp sẽ hưởng mức lương cao đẳng? Liệu Bộ Tài chính có cân đối đủ quỹ lương để trả cho hàng vạn người có trình độ trung cấp?

Dưới góc nhìn của một nhà quản lý về giáo dục chuyên nghiệp, ông Hoàng Ngọc Vinh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD – ĐT cho rằng, thực tế ở nước ta, việc sử dụng nhân lực có trình độ trung cấp và cao đẳng không có sự phân biệt rõ ràng và dùng lẫn lộn hai trình độ này cho một vị trí việc làm. Hiện ở một số vị trí làm việc tại các cơ sở y tế như điều dưỡng viên hay trình dược viên – người được đào tạo ở trình độ trung cấp có ưu điểm là được đào tạo nghiệp vụ kỹ hơn. Cũng cần nói thêm rằng, nếu theo phân loại giáo dục quốc tế thì những người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hiện nay có đầu vào là đã tốt nghiệp THPT, đều được phân loại ở trình độ giáo dục sau trung học (hay còn gọi là cao đẳng).

Còn theo ông Lê Hồng Khanh – Phó hiệu trưởng Trường Trung cấp Y khoa Pasteur, chỉ một số mã ngành như y sĩ đa khoa hay điều dưỡng sinh viên ra trường mới có nhu cầu vào các cơ sở y tế nhà nước nhưng cũng có người mong muốn được làm việc trong các cơ sở y tế tư nhân. Vì thế, Bộ Y tế có chủ trương ngừng tuyển sinh với hệ trung cấp y từ năm 2018 thì cũng nên cân nhắc kĩ vì sẽ ảnh hưởng tới hàng vạn học sinh đang tham gia đào tạo.

Thiết nghĩ, việc cao đẳng hóa nhân lực ngành y tế là một tín hiệu tốt nhưng cần chú ý đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, để văn bằng CĐ phải thực sự có giá trị đích thực của năng lực gắn với trình độ đào tạo.

Theo Báo Diễn đàn Doanh nghiệp