1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

BHXH VN: Đề nghị công an điều tra các dấu hiệu trục lợi BHYT lớn

(Dân trí) - “Trước thực tế bội chi bảo hiểm y tế (BHYT) lên tới hơn 8.500 tỉ đồng, BHXH VN yêu cầu các địa phương kiên quyết từ chối thanh toán những chi phí khám chữa bệnh không đúng quy định. Trường hợp sai phạm lớn, BHXH VN sẽ đề nghị cơ quan công an điều tra vào cuộc”.

Ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc BHXH VN, trao đổi với PV Dân trí về nội dung chỉ đạo hỏa tốc vừa được BHXH VN ban hành đầu tháng 9. Đây là một trong số các giải pháp của BHXH VN sau khi số liệu thống kê chi phí khám chữa bệnh theo BHYT trong 6 tháng đầu năm 2016 đã tăng tới 40% so với cùng kỳ năm 2015, với tổng số tiền tăng thêm 8.545 tỉ đồng.

Đặc biệt, cả nước có tới 37 tỉnh chi vượt định mức quỹ khám chữa bệnh BHYT với số tiền bội chi tăng thêm 2.879 tỉ đồng. Nhiều tỉnh có số chi vượt Quỹ 6 tháng đầu năm trên 100 tỉ đồng, gồm: Thanh Hóa 370 tỉ đồng, Nghệ An 351 tỉ đồng, Quảng Nam 238 tỉ đồng, Cà Mau 221 tỉ đồng, Thái Bình 213 tỉ đồng, Đà Nẵng 167 tỉ đồng, Bắc Giang 142 tỉ đồng, Phú Thọ 125 tỉ đồng…


Tăng cường xử lý vi phạm BHYT để bảo vệ quyền lợi người tham gia BHYT

Tăng cường xử lý vi phạm BHYT để bảo vệ quyền lợi người tham gia BHYT

Trong tháng 9/2016, BHXH VN yêu cầu cơ quan BHXH các tỉnh, thành cần quyết liệt triển khai nội dung chỉ đạo sau:

Phân tích, đánh giá đầy đủ tốc độ gia tăng chi phí và tình trạng mất cân đối quỹ KCB BHYT 6 tháng đầu năm 2016, dự báo cả năm 2016 để báo cáo với chính quyền địa phương. Các cơ quan BHXH địa phương tập trung đánh giá nguyên nhân và đề xuất các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn tình trạng lạm dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT và đảm bảo quyền lợi của người có thẻ BHYT.

Tăng cường kết nối dữ liệu điện tử đến Hệ thống thông tin giám định BHYT.

BHXH VN yêu cầu cơ quan BHXH địa phương: Cập nhật tình hình liên thông dữ liệu hàng ngày, kịp thời yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh ngay khi bệnh nhân ra viện; xác nhận và gửi dữ liệu chi tiết hàng ngày và dữ liệu tổng hợp hàng tháng. Theo dõi chi khám chữa bệnh BHYT phát sinh hàng tuần, hàng tháng trên Hệ thống thông tin giám định BHYT để điều hành, chỉ đạo công tác giám định BHYT, tổ chức kiểm tra ngay các đơn vị phát sinh chi phí bất thường.

Không thanh toán chi phí KCB BHYT đối với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT không liên thông dữ liệu với Hệ thống thông tin giám định BHYT theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 152/TB-VPCP ngày 24/6/2016 của Văn phòng Chính phủ.

“Thẩm định lại toàn bộ chi phí khám chữa bệnh BHYT 6 tháng đầu năm 2016 tại các cơ sở y tế bội chi quỹ khám chữa bệnh BHYT, phân tích thực trạng, xác định nguyên nhân, kiên quyết thu hồi chi phí khám chữa bệnh không hợp lý. Đối với những cơ sở y tế gia tăng bất thường thì tổ chức kiểm tra ngay, kiên quyết từ chối thanh toán những chi phí khám chữa bệnh không đúng quy định” - ông Phạm Lương Sơn cho biết.

Đồng thời, BHXH các tỉnh, thành cần phối hợp với Sở Y tế thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tất cả các cơ sở khám chữa bệnh có biểu hiện lạm dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT, chi phí KCB BHYT gia tăng bất thường, tần suất bệnh nhân khám chữa bệnh tăng. Sau kiểm tra kiên quyết thu hồi chi phí khám chữa bệnh sử dụng sai quy định. Trường hợp sai phạm lớn, có tính hệ thống thì chuyển cơ quan Công an điều tra.

Tăng cường kiểm soát chi phí, chống lạm dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT; đồng thời chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn giám sát, cung cấp thông tin về những cơ sở y tế lạm dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT. Đối với các cơ sở y tế có tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT báo cáo UBND tỉnh xem xét tạm dừng hợp đồng khám chữa bệnh BHYT chờ ý kiến kết luận của cơ quan Công an.

Hoàng Mạnh

TIN VẮN:

Bộ LĐ-TB&XH cần nghiên cứu các giải pháp tăng số người tham gia BHXH

Bộ LĐ-TB&XH chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng, trình Chính phủ các cơ chế quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả Quỹ BHXH, cân bằng thu chi, gắn với lộ trình tăng phí BHYT, BHXH. Tăng số lao động có hợp đồng lao động, vận động người không tham gia quan hệ lao động tham gia BHXH.

Đây là kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại buổi làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội. Hiện nay, lưới an sinh xã hội của VN còn lạc hậu, chính sách BHYT chưa bao phủ đến toàn dân, chỉ khoảng 23-25 % dân số tham gia BHXH. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng số người tham gia BHXH. Nhiệm vụ trước hết là hướng tới đối với số lao động có hợp đồng lao động. Đồng thời, vận động người không tham gia quan hệ lao động tham gia BHXH. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu BHXH VN phối hợp với Bộ Y tế tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng diện bao phủ BHYT đồng thời tăng chất lượng dịch vụ BHYT theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Về phía cơ quan BHXH VN, cần chủ động sử dụng nguồn lực hiện có để tin học hóa, hiện đại hóa bảo hiểm xã hội, phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH trong xây dựng, thực hiện các dự án tin học hóa công tác Bảo hiểm xã hội.

H.M

Tăng cường kết nối dữ liệu điện tử đến Hệ thống thông tin giám định BHYT.

BHXH VN vừa gửi yêu cầu cơ quan BHXH địa phương nhằm chấn chỉnh công tác kết nối dữ liệu. Theo đó, BHXH các tỉnh, thành cần lưu ý cần nội dung sau: Cập nhật tình hình liên thông dữ liệu hàng ngày, kịp thời yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh ngay khi bệnh nhân ra viện; xác nhận và gửi dữ liệu chi tiết hàng ngày và dữ liệu tổng hợp hàng tháng.

Đồng thời, BHXH các đại phương cần theo dõi chi khám chữa bệnh BHYT phát sinh hàng tuần, hàng tháng trên Hệ thống thông tin giám định BHYT để điều hành, chỉ đạo công tác giám định BHYT, tổ chức kiểm tra ngay các đơn vị phát sinh chi phí bất thường. Đặc biệt, cơ quan BHXH sẽ không thanh toán chi phí KCB BHYT đối với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT không liên thông dữ liệu với Hệ thống thông tin giám định BHYT theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 152/TB-VPCP ngày 24/6/2016 của Văn phòng Chính phủ. Thống kê của BHXH VN cho thấy, cả nước có tới 37 tỉnh chi vượt định mức quỹ khám chữa bệnh BHYT với số tiền bội chi tăng thêm 2.879 tỉ đồng. Nhiều tỉnh có số chi vượt Quỹ 6 tháng đầu năm trên 100 tỉ đồng, gồm: Thanh Hóa 370 tỉ đồng, Nghệ An 351 tỉ đồng, Quảng Nam 238 tỉ đồng,

T.B

Tính toán việc tăng mức đóng BHYT từ năm 2019

Bộ y tế đang dự thảo đề xuất tăng mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian tới với 2 phương án tăng từ 0,3 - 0,5 % mức lương cơ bản bắt đầu từ năm 2019, mức tăng sẽ lũy tiến theo năm để đạt tới con số 6 % vào giai đoạn năm 2021 - 2024.

Được biết, sau ngày 1/5/2016, mức lương cơ sở đã tăng từ 1.150.000 đồng lên 1.210.000 đồng. Hiện mức đóng BHYT hàng tháng là 4,5% lương cơ sở hiện hành. Về mức tăng, Phương án 1 được đề xuất điều chỉnh tăng mức đóng BHYT thêm 0,3%/năm. Lộ trình tăng bắt đầu từ năm 2019 là 4,5 % (hiện nay) + 0,3 % mức lương cơ sở. Tiếp sau, năm 2020 mức đóng sau khi được tăng sẽ là 5,1%; năm 2022 là 5,4%; năm 2023 là 5,7% và 2024 là 6%. Phương án 2: Mức điều chỉnh tăng dự kiến đề xuất tăng thêm 0,5%/năm. Từ đó dự kiến mức đóng BHYT năm 2019 là 5% lương; năm 2020 là 5,5% và tới năm 2021 là 6%. Lý giải việc tăng mức đóng BHYT, Bộ Y tế cho rằng việc điều chỉnh viện phí 2 đợt trong năm 2016 đã làm gia tăng chi phí của Quỹ BHYT. Về lý thuyết, quỹ BHYT chỉ có thể cân đối thu chi thêm vài năm tới rồi có thể rơi vào tình trạng bội chi. Về nhóm đối tượng không có thẻ BHYT, Bộ Y tế cũng kiến nghị Chính phủ cho phép tăng mức viện phí nhằm khuyến khích người dân tham gia BHYT.

P.M

Xử lý nghiêm các hành vi trục lợi BHYT

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn hỏa tốc số 7200/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc rà soát, thanh tra, kiểm việc sử dụng quỹ BHYT.

Một trong những điểm lưu ý là cần xử lý nghiêm các hành vi trục lợi BHYT. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng yêu cầu Bộ Y tế, BHXH Việt Nam khẩn trương thực hiện rà soát, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng, trục lợi nhằm sử dụng hiệu quả quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế. Công văn được ban hành trước tình hình bội chi quỹ BHYT đang trở thành điểm nóng sau khi BHXH VN đưa ra những số liệu “nóng” qua 6 tháng đầu năm 2016. Cụ thể: Chi phí khám chữa bệnh theo BHYT trong 6 tháng đầu năm 2016 tăng 40% so với cùng kỳ năm 2015, với tổng số tiền tăng thêm 8.545 tỉ đồng. Có 37 tỉnh chi vượt định mức quỹ khám chữa bệnh BHYT với số tiền bội chi tăng thêm 2.879 tỉ đồng.

T.Đ