1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

5 điều bạn có thể nói dối sếp

(Dân trí) - Bất cứ ai cũng biết rằng nói dối là điều không nên và trong công việc cũng vậy, nói dối sếp là việc đáng bị chỉ trích. Tuy nhiên, có một số trường hợp, nói dối không gây ra hậu quả nghiêm trọng mà còn giúp ích cho công việc của bạn.

Dưới đây là 5 điều bạn có thể không trung thực tuyệt đối với sếp của mình:

1. Giá trị của bạn

 

Hầu hết mọi người đều nói dối trong cuộc phỏng vấn khi được yêu cầu liệt kê những giá trị của bản thân. Đây là việc phổ biến và nhiều nhà tuyển dụng cũng mong đợi điều đó. Vì vậy, cũng không sao khi bạn cường điệu hóa lên một chút để mức lương mong muốn tăng lên 10, 20% và tất nhiên nếu bạn thực sự xứng đáng được như vậy. Bằng cách chứng tỏ rằng bạn đánh giá cao bản thân, nhà tuyển dụng sẽ xem xét chi tiết những gì bạn mong muốn và cuộc thương lượng sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn hơn.

 

2. Kế hoạch trong tương lai của bạn

 

Kế hoạch tương lai của bạn là kết hôn trong vòng 1 – 2 năm tới hoặc sẽ cố gắng sớm kinh doanh riêng? Nếu vậy, hãy giữ chúng cho riêng mình và không nên chia sẻ với nhà tuyển dụng. Tại sao vậy? Nhà tuyển dụng chỉ muốn những nhân viên hoạt động trong vòng kiểm soát của họ, cống hiến và trung thành với công ty. Do đó, sếp sẽ vui mừng hơn nếu bạn nói rằng kế hoạch trong tương lai của bạn là phấn đấu trở thành người quản lí của công ty hoặc góp phần đưa công ty lên một vị thế mới trong 5 năm tới.

 

3. Kinh nghiệm của bạn

 

Nếu bạn tự tin vào các kĩ năng và khả năng của mình có thể làm tốt công việc nhưng lại chưa được tích lũy kinh nghiệm nhiều, bạn vẫn có thể nói quá lên một chút trong sơ yếu lí lịch của mình. Điều kiện là bạn phải có khả năng biến nó thành thực tế nếu được yêu cầu. Ví dụ, dù không nói trôi chảy tiếng Tây Ban Nha hay thông thạo Photoshop, bạn có thể nhanh chóng tham gia một khóa học ngắn hạn để đạt được chúng. Tất nhiên, bạn cũng không nên quá khoác lác, như nói rằng mình có 5 năm kinh nghiệm trong khi thực tế chỉ có 3, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng phát hiện ra sự gian dối của bạn chỉ bằng một số kiểm tra nhỏ.

 

4. Sức khỏe của bạn

 

Có thể bạn đã nghỉ làm một thời gian do bệnh tật hoặc để chiến đấu với sự chán nản trong công việc. Nhưng bạn không nhất thiết phải nói chi tiết về chúng khi được hỏi. Hoặc bạn cũng có thể ba hoa một chút nếu muốn được hưởng các chính sách ưu đãi về sức khỏe của nhân viên trong công ty.

 

5. Sự chậm trễ của bạn

 

Bạn đã đến muộn một buổi họp quan trọng trong tháng do quên đặt đồng hồ báo thức. Liệu bạn có nên thừa nhận sai lầm này với sếp? Rõ ràng là không. Trong một tình huống như thế này, sự thật có thể gây ra hậu quả nghiệm trọng hơn là một chút nói dối vô hại. Nhưng hãy cẩn thận, bạn chỉ có thể sử dụng những cái cớ như gia đình có việc khẩn cấp hay xe hỏng một hoặc 2 lần. Sử dụng chúng nhiều lần dễ khiến mọi người sinh nghi và coi bạn như một nhân viên thiếu chuyên nghiệp, không có tổ chức.

 

Vũ Vũ

Theo Huffingtonpost