Nồng ấm đêm thơ chào mừng 95 Cách mạng tháng 10 Nga

(Dân trí) – Nhân kỷ niệm 95 năm Cách mạng tháng 10 Nga và nhằm thắt chặt tình đoàn kết giữa 2 nước Việt – Nga, Hội nhà văn tỉnh TT-Huế cùng Thư viện tổng hợp Huế đã tổ chức đêm thơ về nước Nga thân yêu với chủ đề “Hoài niệm xưa tha thiết” tối 6/11.

Trong khán phòng không quá rộng tại sảnh tầng 1 Thư viện tổng hợp Huế nhưng đủ để hơi ấm của những trái tim, tình yêu của khán giả Huế hướng về đất nước Nga vĩ đại. Lần lượt hình ảnh của thiên nhiên, tình cảm, con người Nga từ dữ dội sang thanh bình qua các cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại, của lá thư người yêu gửi người yêu trên chiến trường, đến những bản tình ca bất hủ làm rung động toàn thế giới.

Đêm thơ về nước Nga thân yêu với chủ đề “Hoài niệm xưa tha thiết” tại Huế
Đêm thơ về nước Nga thân yêu với chủ đề “Hoài niệm xưa tha thiết” tại Huế

Những Ê-xê-nhin với “Nước Nga thân thiết của tôi ơi”, “Đợi anh về” – Xi-mô-nôp thể hiện tình yêu tổ quốc cao độ. Cung bậc lắng lại với ““Cánh buồm” – Lec-môn-tôp, “Gió” – Pa-tec-nack”. Rồi chợt bùng lên như ánh lửa tình yêu đối lứa trong “Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu” của Pus-kin, “Tình yêu tôi” – Gam-xa-tôp… và 2 ca khúc bất hủ “Triệu đóa hoa hồng”, “Đôi bờ” hòa thêm cho đêm thơ thêm duyên thêm hay hơn

Theo nhà thơ, bác sĩ Phạm Nguyên Tường, Chủ tịch Hội Nhà văn TT-Huế, “Văn học Nga là một phần trong lịch sử của nước Nga và Liên Xô cũ. Trước thế kỷ 19, văn học Nga chưa được biết đến nhiều so với các nền văn học lớn khác trên thế giới. Nhưng sang thế kỷ 19, Nga đã trải qua một thời kỳ vàng son, rực rỡ trong văn học. Bắt đầu với các kiệt tác bằng thơ ca của Pus-kin, lên đến đỉnh cao nhờ 2 nhà văn, tiểu thuyết gia vĩ đại Lep Tôn-stôi, Đôt-tôi-ep-ski cũng như nhà viết kịch hàng đầu thế giới Sê-khôp.

Trong thế kỷ 20, các gương mặt điển hình của văn học Nga cũng là những tên tuổi lớn trong nền văn học nhân loại như Mai-a-kôp-ski, Pa-tec-nak, Ê-xê-nhin, Sô-lô-khôp. Thời kỳ Xô viết có ảnh hưởng tới văn học Nga là sau năm 1917, Mac-xim Gor-ki – nhà văn đoạt giải Nobel văn học. Cùng với đó các nhà văn như Ka-ta-ep, Alêch-xây, Tôn-stôi, Ep-tus-sen-cô… đều đã trở thành những gương mặt nổi bật của văn học Xô viết.

Chủ đề “Hoài niệm xưa tha thiết” cũng là một câu thơ của Pus-kin, hy vọng qua chương trình chúng ta sẽ có dịp hoài niệm về những tình cảm đẹp giữa Việt – Xô thuở ấy và hướng tới một tình cảm tốt đẹp giữa Việt – Nga hôm nay”.

Đêm thơ có nhiều nhà thơ nổi tiếng của Huế tới dự như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban tư tưởng - văn hóa Trung ương, Bộ Trưởng Bộ Văn hóa thông tin cũ), nhà thơ Hồng Nhu, nhà giáo Hà Văn Lưỡng, giảng viên dạy văn học Nga ĐH Khoa học Huế, ông Hoàng Văn Luận, người từng sống học tập tại trường ĐH tổng hợp Lô-mô-nô-xôp Nga…

Một số hình ảnh trong đêm thơ:

“Nước Nga thân thiết của tôi ơi” -Ê-xê-nhin (Thanh Long trình bày)

“Nước Nga thân thiết của tôi ơi” -Ê-xê-nhin (Thanh Long trình bày)
Gió - Pa-ter-nak (Kim Tuyến)

"Gió" - Pa-ter-nak (Kim Tuyến)
Gió - Pa-ter-nak (Kim Tuyến)

Nhà thơ Hồng Nhu nói về tinh thần, sức mạnh và con người hiếm gặp ở Ê-xê-nhin khi tự tử lúc năm 30 tuổi với những áng thơ bất hủ "Chết thì không có gì mới cả, nhưng không có nghĩa là sống thì mới hơn"
Nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin cũ - Nguyễn Khoa Điềm đọc thơ Nga
Nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin cũ - Nguyễn Khoa Điềm đọc thơ Nga
Nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin cũ - Nguyễn Khoa Điềm đọc thơ Nga

Nhiều khuôn mặt trung niên đã có một thời gắn bó với nước Nga thả những tâm niệm nhớ thương về nước bạn thân yêu
Nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin cũ - Nguyễn Khoa Điềm đọc thơ Nga
Phần giao lưu rất vui và cũng đầy xúc động với ông Hoàng Văn Luận (phải), người từng sống học tập tại trường ĐH tổng hợp Lô-mô-nô-xôp Nga

Đại Dương