Vì sao phải phục chế siêu phẩm hội họa bên trong... lồng kính trong suốt?

(Dân trí) - Siêu phẩm hội họa của danh họa người Hà Lan Rembrandt van Rijn (1606-1669) sẽ được phục chế bên trong một lồng kính trong suốt, để những người yêu hội họa có thể quan sát quá trình phục chế.

Tác phẩm được phục chế là bức “Night Watch” (Tuần đêm), hoạt động phục chế bắt đầu được thực hiện tại bảo tàng Rijksmuseum, nằm ở thành phố Amsterdam, Hà Lan từ thứ 2 tuần này. Dự kiến hoạt động phục chế sẽ diễn ra trong một tháng. Các chuyên gia sẽ làm việc bên trong một phòng kính được thiết kế đặc biệt. Hiện tại, họ đang tiến hành giám định tình trạng bức tranh.

Tác phẩm được thực hiện hồi năm 1642 đã trải qua lần phục chế cuối cùng cách đây 40 năm, sau khi bị rạch bởi một người đàn ông có mang dao. Hiện tại, bức tranh đang có dấu hiệu bị bạc màu ở một số chỗ nên hoạt động phục chế cần được tiến hành.

Phòng kính đã chính thức được dựng lên để các chuyên gia vào làm việc bên trong kể từ ngày thứ 2 tuần này, những công nghệ hiện đại sẽ được đưa vào sử dụng. Những người yêu hội họa trên khắp thế giới có thể theo dõi dự án này thông qua cập nhật trên mạng Internet.

Vì sao phải phục chế siêu phẩm hội họa bên trong... lồng kính trong suốt? - 1

Hoạt động phục chế tranh sẽ diễn ra trong một tháng và bắt đầu từ thứ 2 tuần này.

Vì sao phải phục chế siêu phẩm hội họa bên trong... lồng kính trong suốt? - 2

Làm việc bên trong phòng kính, các chuyên gia đang tiến hành giám định tình trạng bức tranh được thực hiện từ thế kỷ 17 khắc họa hoạt động dân phòng.

Vì sao phải phục chế siêu phẩm hội họa bên trong... lồng kính trong suốt? - 3

Bức tranh đã từng trải qua một đợt phục chế lớn cách đây 40 năm, khi tác phẩm bị rạch bởi một người đàn ông dùng dao tấn công tác phẩm. Giờ đây, bức tranh lại bắt đầu để lộ những mảng phai màu.

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi thực sự tiến hành phục chế toàn diện tác phẩm và sẽ có thể hiểu thêm về tác phẩm không chỉ nhờ một vài mẫu vật lấy ra để tiến hành xét nghiệm mà còn có thể tiến hành nghiên cứu toàn bộ tác phẩm dựa trên những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.

“Chúng tôi vẫn chưa hiểu biết nhiều về cách danh họa Rembrandt thực hiện tác phẩm này. Giờ đây, chúng tôi hy vọng sẽ có thể thấu hiểu nhiều hơn về quá trình thực hiện tác phẩm của ông”, giám đốc bảo tàng Rijksmuseum - ông Taco Dibbits cho hay.

Vì sao phải phục chế siêu phẩm hội họa bên trong... lồng kính trong suốt? - 4

Bức vẽ đã trải qua nhiều lần phục chế lớn nhỏ trong suốt những thế kỷ qua. Giờ đây, du khách đến thăm bảo tàng có thể theo dõi quá trình phục chế trực tiếp, những người yêu hội họa có thể theo dõi trên mạng.

Vì sao phải phục chế siêu phẩm hội họa bên trong... lồng kính trong suốt? - 5

Những du khách đầu tiên đến bảo tàng và được chứng kiến trực tiếp hoạt động phục chế.

Vì sao phải phục chế siêu phẩm hội họa bên trong... lồng kính trong suốt? - 6
Vì sao phải phục chế siêu phẩm hội họa bên trong... lồng kính trong suốt? - 7

Giám đốc bảo tàng Rijksmuseum - ông Taco Dibbits (phải).

Vì sao phải phục chế siêu phẩm hội họa bên trong... lồng kính trong suốt? - 8

Tác phẩm đã trải qua nhiều lần phục chế, cho tới giờ, một số mảng tranh bắt đầu phai màu.

Vì sao phải phục chế siêu phẩm hội họa bên trong... lồng kính trong suốt? - 9

Du khách vẫn có thể chiêm ngưỡng tác phẩm và theo dõi cả quá trình phục chế.

Vì sao phải phục chế siêu phẩm hội họa bên trong... lồng kính trong suốt? - 10

Hoạt động phục chế bắt đầu diễn ra bên trong phòng kính hồi đầu tuần này.

Vì sao phải phục chế siêu phẩm hội họa bên trong... lồng kính trong suốt? - 11
Vì sao phải phục chế siêu phẩm hội họa bên trong... lồng kính trong suốt? - 12

Mỗi năm có hơn 2 triệu du khách tới thăm bảo tàng Rijksmuseum, nơi đây có bộ sưu tập tác phẩm của danh họa Rembrandt lớn nhất thế giới. Danh họa Rembrandt vốn được biết tới với cách sử dụng ánh sáng sáng tạo và cách tạo bố cục mới mẻ, cách tân.

Danh họa Rembrandt là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất của hội họa thế giới và là một nhân vật quan trọng trong lịch sử hội họa Hà Lan. Khởi đầu sự nghiệp, ông thực hiện những bức tranh nhỏ nhưng chứa rất nhiều chi tiết. Về sau, ông dùng ánh sáng đặc tả trong tác phẩm của mình, để dành những khoảng tranh lớn để khắc họa bóng đổ và chuyển sang thực hiện những tác phẩm cỡ lớn.

Bắt đầu từ năm 1628, Rembrandt nhận học trò và từng hướng dẫn khoảng 50 học trò. Người ta cho rằng sự suy sụp của Rembrandt trong giai đoạn sau của sự nghiệp là do cái chết của người vợ và sự chê bai dành cho bức “Tuần đêm” đến từ chính những người đã đặt hàng ông thực hiện tác phẩm.

Bích Ngọc

Theo Daily Mail