Vẻ đẹp "khó tin" ở... thung lũng Chết

(Dân trí) - Đúng như cái tên của nó, thung lũng Chết không chào đón sự sống. Thiên nhiên ở đây quá khắc nghiệt, vượt ngoài sức chịu đựng của con người, tuy vậy, thung lũng Chết vẫn trở thành thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất nước Mỹ.

Một sa mạc bí ẩn

Vẻ đẹp ở... thung lũng Chết


Cái tên thung lũng Chết rất phù hợp với vùng đất này. Ở đây, sa mạc chạy dài miên man, tiềm ẩn biết bao nguy hiểm đối với khách bộ hành bắt buộc phải băng qua sa mạc.

Những búi cỏ hình thù kỳ dị tạo nên một địa danh rùng rợn - Cánh đồng của quỷ.

Những búi cỏ hình thù kỳ dị tạo nên một địa danh rùng rợn - Cánh đồng của quỷ.

Khi du khách tiến sâu vào trong sa mạc, cái nóng càng lúc càng dữ dội, diện mạo sa mạc cũng dần dần biến đổi. Thung lũng Chết - một sa mạc rộng lớn với chỉ toàn những đụn cát nóng đã trở thành trường quay lý tưởng cho rất nhiều phim khoa học viễn tưởng của Hollywood, trong đó có cả loạt phim “Star Wars” (Chiến tranh giữa các vì sao).

Một thung lũng mặn chát


Một thung lũng mặn chát

Vì nước ở đây quá mặn nên du khách có thể dễ dàng nổi trên mặt nước dù chẳng cần bơi

Vì nước ở đây quá mặn nên du khách có thể dễ dàng nổi trên mặt nước dù chẳng cần bơi

Dù thung lũng Chết là một vùng đất khô cằn nhưng thực tế nó vẫn có nước, chỉ có điều nước ở đây mặn chát. Có một ốc đảo nằm giữa sa mạc, nơi đây mọc lên một khu resort với cả công viên và viện bảo tàng…

Những mạch nước ngầm ở thung lũng Chết đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay dù chẳng mấy khi có lấy một trận mưa. Những giọt nước mà sa mạc đã chắt chiu suốt hàng thế kỷ mặn đắng đến mức cả người và gia súc dù có khát cháy họng cũng chẳng thể uống nổi.

Thung lũng Chết được mệnh danh là nơi nóng nhất trên trái đất, khô cằn nhất Bắc Mỹ và điểm thất nhất ở bán cầu tây. Nơi đây quả thực là vùng đất chết nhưng cảnh vật lại xinh đẹp đến kỳ lạ.

Vì nước ở đây quá mặn nên du khách có thể dễ dàng nổi trên mặt nước dù chẳng cần bơi

Ở thế kỷ 19, người ta từng xây những lò nung bạc và chì ngay trong sa mạc để tận dụng nhiệt lượng của vùng đất “thổi ra lửa” này.

Cảnh quan đẹp ngoạn mục

Vì nước ở đây quá mặn nên du khách có thể dễ dàng nổi trên mặt nước dù chẳng cần bơi


Để trốn cái nóng như thiêu như đốt trong sa mạc, du khách đến với thung lũng Chết thường leo lên dãy Panamint. Dãy Panamint có đài quan sát đặt ở điểm cao nhất thung lũng (3.366m). Đứng từ đây quan sát, các dãy núi bắt đầu hiện ra trùng trùng điệp điệp: dãy Black, dãy Funeral, thung lũng Amargosa… cứ thế nối tiếp nhau, chạy dài, từ sóng núi này đến sóng núi khác.

Thế giới bị bỏ hoang


Thế giới bị bỏ hoang

Thung lũng Chết là một vùng đất khô cằn, hoang hóa, đồi núi trập trùng, đất và nước đều quá giàu các loại khoáng, không phù hợp với sự sống. Trên sa mạc này chẳng có loại cây xanh nào có thể mọc được.

Thế giới bị bỏ hoang


Tuy vậy, người ta vẫn phải công nhận rằng dù ở nơi chết chóc nhất vẫn tồn tại cái đẹp, thực tế thung lũng Chết là một địa danh hấp dẫn du lịch với vẻ đẹp tự nhiên ấn tượng hiếm có.

Bức hình chụp từ trên cao cho thấy những mảng màu nâu xám đầy bí ẩn và đe dọa.

Bức hình chụp từ trên cao cho thấy những mảng màu nâu xám đầy bí ẩn và đe dọa.

Núi đá lâu đời nhất ở thung lũng Chết đã có niên đại hơn 1,5 tỉ năm. Trong suốt quá trình hình thành, nơi đây đã từng trải qua nhiều hình thái địa hình khác nhau, từ biển thành sa mạc, từ núi lửa thành núi đá và thậm chí đã từng rạn vỡ khi vỏ trái đất vận động.

Tưởng như đang ở hành tinh lạ


Tưởng như đang ở hành tinh lạ

Tưởng như đang ở hành tinh lạ


Thung lũng Chết có vùng lòng chảo Badwater được coi là điểm thấp nhất ở khu vực Bắc Mỹ với độ sâu 86m dưới mực nước biển, vì vậy, nơi đây quanh năm mặt đất phủ đầy muối trắng khiến du khách tưởng như mình đang đứng trên bề mặt của một hành tinh xa lạ nào đó.

Mặt đất ở vùng lòng chảo Badwater hoàn toàn bị muối bao phủ.

Mặt đất ở vùng lòng chảo Badwater hoàn toàn bị muối bao phủ.

Bích Ngọc


 

Bích Ngọc

Theo BBC