Ninh Bình:

Về cố đô tham dự lễ hội Trường Yên

(Dân trí) - Cứ đến ngày 8/3 âm lịch hàng năm, người dân khắp nơi tỉnh Ninh Bình lại tụ họp về Khu di tích cố đô Hoa Lư để tham dự lễ hội truyền thống. Đây là một trong những lễ lâu đời có nhiều nét văn hóa độc đáo tại Ninh Bình còn lưu giữ được đến ngày nay.

Lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư năm nay diễn ra từ ngày 26 - 28/4 (tức 8 - 10/3 âm lịch). Đây là lễ hội truyền thống có quy mô lớn và còn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo. Chính vì thế, mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Về cố đô tham dự lễ hội Trường Yên
 Trong ngày khai hội có nhiều người dân và du khách đã về tham dự lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư 2015.

Từ năm 2015, lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư được đổi tên thành Lễ hội Trường Yên. Tỉnh Ninh Bình cũng đang đề nghị các ngành chức năng Trung ương xem xét để nâng tầm lễ hội này lên mang tầm quốc gia. Có như vậy, Khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư và lễ hội Trường Yên mới trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Đây cũng sẽ là điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến với quần thể danh thắng Tràng An.

Lễ hội Trường Yên năm nay được tỉnh Ninh Bình tổ chức quy mô lớn có nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Phần lễ bao gồm các nghi lễ truyền thống còn lưu giữ được như: Lễ rước nước, lễ tế cổ truyền, lễ cầu siêu, lễ hội hoa đăng, lễ dâng hương… Đây là những nghi lễ nhằm nâng cao đạo lý “uống nước nhờ nguồn” của dân tộc ta.

 Mở đầu lễ khai hội là rước thuyền rồng đi lấy nước.
 Mở đầu lễ khai hội là rước thuyền rồng đi lấy nước.

Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để người dân và du khách thập phương tưởng nhớ công lao to lớn của vua Đinh Tiên Hoàng, người đã có công dẹp loạn 12 xứ quân, mở ra triều đình phong kiến đầu tiên ở nước ta. Ngoài ra, cũng tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân đã có công lớn trong việc dựng xây đất Hoa Lư như: vua Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ…

Phần hội quy tụ nhiều trò chơi, trò diễn dân gian, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao như: Thi hội trại, nấu cơm thi, thi cắm hoa nghệ thuật, cờ người, đấu vật, bóng chuyền, chọi gà, kéo co, … Các hội thi nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết của nhân dân với nhau, nâng cao sức khỏe, tinh thần để bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước xứng danh với truyền thống cha ông.

Từ ngày 26/4, hàng trăm du khách đã đổ về Khu di tích lịch sử văn hóa Hoa Lư tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư để tham dự lễ hội Trường Yên năm nay. Ngày khai lễ được bắt đầu bằng nghi thức rước nước từ dưới sông về đền thờ cúng, sau đó là các hoạt động của lễ hội như dâng hương, các trò chơi, trò diễn dân gian. Các nghi lễ như lễ tế, cầu siêu, dâng hương và hoa đăng được diễn ra tiếp sau đó.

Được biết, hiện nay Khu di tích cố đô Hoa Lưu hiện còn lưu giữ được gần 700 di cổ vật quý giá. Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành là hai ngôi đền cổ được xây dựng từ thế kỷ 17 nhưng đến nay vẫn còn được lưu giữ lại…

Lễ lấy và rước nước từ dưới sông lê đền thờ để thờ cúng theo truyền thống.
Lễ lấy và rước nước từ dưới sông lê đền thờ để thờ cúng theo truyền thống.
Lễ lấy và rước nước từ dưới sông lê đền thờ để thờ cúng theo truyền thống.

 Người dân và du khách về tham dự lễ hội Trường Yên tại khu di tích cố đô Hoa Lư.
 Người dân và du khách về tham dự lễ hội Trường Yên tại khu di tích cố đô Hoa Lư.

Hội trại truyền thống “Tự hào tuổi trẻ cố đô” do Tỉnh đoàn Ninh Bình tổ chức.
Hội trại truyền thống “Tự hào tuổi trẻ cố đô” do Tỉnh đoàn Ninh Bình tổ chức.

 Hội thi nấu cơm thu hút nhiều người tham gia.
 Hội thi nấu cơm thu hút nhiều người tham gia.

Đấu vật dân gian là hội thi truyền thống được lưu giữ lâu đời trong lễ hội Hoa Lư.
Đấu vật dân gian là hội thi truyền thống được lưu giữ lâu đời trong lễ hội Hoa Lư.

 Thi chọi gà.
 Thi chọi gà.

Thái Bá