“Tổ quốc đón anh về”: Giai âm hào sảng từ Gạc Ma

(Dân trí) - Những ngày tháng ba này, chúng tôi lại nhớ khoảnh khắc anh hùng Nguyễn Văn Lanh ngồi nghe Thượng tá Hoàng Hoan - nguyên Phó Chỉ huy về chính trị của công binh E83 đọc lại bài thơ “Tổ quốc đón anh về”.

 Thượng tá Hoàng Hoan cùng anh hùng Nguyễn Văn Lanh đọc lại bài thơ "Tổ quốc đón anh về" trong kỷ yếu của Công binh E83 trong cuộc hạnh ngộ cách đây tròn một năm tại Đà Nẵng 

Tháng ba này chúng tôi đến Trường Sa/Qua Đảo Gạc Ma hai mươi năm về trước/Thả hoa tươi lặng lẽ viếng hương hồn/Trước mặt trời lên! đồng đội ơi có biết?/Hoa trắng tươi nguyên như lời hẹn ước/Các anh ơi! Thương lắm chỗ anh nằm/Sóng vỗ ngàn năm lặn sâu trong đáy nước /Hương hồn về gọi mẹ biết bao đêm?/Hai mươi năm mẹ và con cách biệt/Trường Sa ơi! Nơi gặp gỡ tình người/Sao vẫn thấy có cái gì còn thiếu/Nơi con nằm trên mảnh đất ông cha/Chúng tôi hiểu giữa Trường Sa sóng vỗ/Nơi anh nằm sâu - lạnh đáy đại dương/Vẫn hằng mơ có ngày gặp Mẹ/Tổ quốc đón anh về - ôm trọn tình thương – Bài thơ do tác giả Phan Vỹ sáng tác năm 2008 với  lời đề “Kính viếng hương hồn đồng đội trong sự kiện Trường  Sa 14/3/1988” in trong tập kỷ yếu kỷ niệm 50 năm thành lập Trung đoàn 83 Công binh Hải quân (1958-2008).

Bài thơ
Bài thơ in trong tập kỷ yếu kỷ niệm 50 năm thành lập Trung đoàn 83 Công binh Hải quân (1958-2008).

Trong cuộc hạnh ngộ với anh hùng Nguyễn Văn Lanh cách đây vừa tròn một năm tại Đà Nẵng, Thượng tá Hoàng Hoan - nguyên Phó Chỉ huy về chính trị  của công binh E83 đọc lại bài thơ “Tổ quốc đón anh về” đã đọc lại bài thơ này giữa những ngày tháng ba.

Trong sự kiện Hải chiến Trường Sa 14/3/1988, có 64 anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma. Đa phần các anh thuộc Trung đoàn 83 Công binh Hải quân (Công binh E83). Trong những nhân chứng sống còn, anh hùng Nguyễn Văn Lanh được nhắc tên trong trang sử bi hùng “Kiên cường bảo vệ chủ quyền biển đảo Trường Sa” của Công binh E83.

Bài thơ
Anh hùng Nguyễn Văn Lanh (trái) và đồng đội cũ - những nhân chứng sống còn sau sự kiện Hải chiến Trường Sa 1988

Sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 lịch sử, 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân ta đã anh dũng hy sinh.

Nhắc lại lịch sử Công binh E83, Thượng tá Hoàng Hoan nói “Rất nhiều cán bộ chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày ấy. Nhưng chúng tôi không một ai nao núng, càng quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.”

Khánh Hiền