Thuý Hạnh: Thời trang năm qua không có nhiều tiến triển

(Dân trí) - "Nhìn tổng quát lại thì thời trang Việt Nam năm qua không có nhiều sự đột phá và tiến triển" là nhận xét của Thuý Hạnh, một cựu người mẫu và hiện đang làm công tác quản lý, là giám đốc của một trong những công ty người mẫu lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Nhìn lại một năm qua, chị đánh giá thế nào về thời trang Việt Nam?

Nếu đánh giá về “thời trang Việt Nam” thì tôi e là phạm trù rộng quá. Nhìn chung năm 2012 thời trang vẫn chưa có những điểm đột phá nổi bật so với năm trước, một số NTK cũng đã giới thiệu những bộ sưu tập của riêng mình với nhiều cách khác nhau, các chương trình thời trang đã có dấu ấn từ trước như Elle, Đẹp fashion show cũng đã có những show diễn định kỳ... nhưng tổng quát lại thì không có nhiều sự đột phá và tiến triển.

Cụ thể thì những điểm gì chị cho là thành công và những điểm gì chị cho là thất bại?

Cụ thể thì những điểm gì chị cho là thành công và những điểm gì chị cho là thất bại?

Sự thành công khi giới chuyên môn, các NTK, các người mẫu, stylist đã bắt kịp rất nhanh với xu hướng thời trang thế giới và đặc biệt các NTK cũng cố gắng khẳng định thương hiệu và phong cách của mình. Nhưng muốn thành công hơn nữa thì cần có sự bắt tay của tất cả mọi người chứ một vài cá nhân cố gắng cũng không thể thành công được, đặc biệt là sự quan tâm của khán giả, người tiêu dùng... Năm qua cũng đã xảy ra một số scandal không đáng có về vấn đề mại dâm của một số các nhân người mẫu, hoa hậu ít tên tuổi nhưng cũng đã một phần làm ảnh hưởng xấu và khiến công chúng có cái nhìn không mấy thiện cảm về lĩnh vực này.

Năm qua chúng ta lại có khá nhiều thí sinh tham gia các cuộc thi sắc đẹp thế giới, tuy nhiên không dành được thành công. Theo chị lý do là gì?

Có rất nhiều yếu tố để tạo nên sự thành công trong các đấu trường sắc đẹp Thế giới, điều này không thể vài năm chúng ta có thể thành công ngay được vì vậy nếu tiếp tục nói về lí do thì cũng lại xoay quanh những lí do đã nói quá nhiều mà thành là biện hộ, và cũng có những lí do không thể chia sẻ vì khá nhạy cảm. Nhưng bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận những nỗ lực mà các thí sinh tham dự đã cố gắng thể hiện để có thể có được thành tích tốt nhất như: Lan Khuê, Hoàng My, Trương Nam Thành...

Cụ thể thì những điểm gì chị cho là thành công và những điểm gì chị cho là thất bại?

Trang phục dân tộc của các thí sinh trong các cuộc thi nhan sắc đó đều ít nhều gây tranh cãi. Chị nghĩ sao về những trang phục dân tộc đó? 

Những năm trước chúng ta chỉ sử dụng duy nhất Áo dài là trang phục dân tộc khi tham gia các cuộc thi Quốc tế. Hai năm trở về đây, các NTK đã mong muốn sáng tạo hơn để có nhiều sự phong phú về trang phục này, mà khi đã sáng tạo về thời trang thì chắc chắn sẽ có nhiều sự tranh cãi vì những sự sáng tạo đó sẽ không còn giữ nguyên bản truyền thống. Cá nhân tôi thấy rất nhiều quốc gia khác họ cũng rất sáng tạo trong trang phục này và cũng gặt hái được rất nhiều thành công. Mỗi NTK có gu thời trang và sáng tác theo cách của họ, nhưng tất nhiên bất kỳ điều gì làm “quá” đều không tốt.

NTK Võ Việt Chung cho rằng những trang phục dân tộc đó thể “thể hiện sự thiếu hiểu biết của NTK”?

Tôi không nghĩ vậy, các NTK khi thiết kế trang phục đều biết họ đang thiết kế cái gì, nhưng mỗi người mỗi quan điểm chúng ta không nên đánh giá như vậy.

Một trong những vấn đề gây bức xúc nữa trong dư luận năm qua là vấn đề trang phục phản cảm trên sân khấu. Không ít người mẫu đã mắc lỗi này như Thái Hà, Hồng Quế. Với tư cách là một cựu người mẫu, một người làm công tác quản lý hiện tại. Chị đánh giá thế nào về vấn đề này?

Vấn đề này phải chia làm 2 việc:

Thứ nhất: nếu trang phục phản cảm đó trong một chương trình biểu diễn thời trang của các NTK, người mẫu chỉ mặc theo ý đồ của NTK thì chúng ta không nên chỉ trích riêng người mẫu mà NTK có trách nhiệm rất lớn trong việc này. Tôi thấy lạ là trong các xử lí phạt các trang phục trình diễn thì chỉ phạt người mẫu và BTC, trong khi người có trách nhiệm thiết kế lên bộ trang phục đó là chính NTK thì không thấy nhắc nhở gì đến.

Thứ hai: nếu các trang phục phản cảm do chính người mẫu đó lựa chọn để đến tham dự các sự kiện thì cần xem xét lại nhận thức cũng như ý đồ của người mặc, không chỉ tại Việt Nam mà trên Thế giới khán giả cũng rất không tán thành những trang phục như vậy. Nhưng nếu là do sự cố ngoài ý muốn khiến bộ trang phục trở nên phản cảm trong một vài giây phút nào đó thì chúng ta cũng nên rộng lượng thông cảm cho các nghệ sỹ.

Cụ thể thì những điểm gì chị cho là thành công và những điểm gì chị cho là thất bại?

Theo chị hình thức “treo giò” khi vi phạm có thực sự đủ? Tôi thấy một là các hình thức xử phạt của chúng ta bây giờ hơi nhẹ, hai là ý thức của các người mẫu chưa thực sự cao?

Đúng là các hình thức xử phạt hiện nay còn nhẹ chưa đủ sự răn đe và ý thức của người mẫu chưa có. Chúng ta cần những hình thức xử phạt nặng hơn, thay vì phạt vài triệu đồng sẽ là vài chục triệu đồng, cấm biểu diễn thời gian dài hơn... thì chăc chắn vấn đề sẽ thay đổi.

Một trong những điều tồn tại trong năm qua nữa chính là việc dường như chúng ta vẫn chưa tìm ra được một gương mặt mới, nổi bật nào cho làng thời trang. Căn bệnh thiếu sự kế thừa đã nói từ lâu nhưng dường như khó có thể được giải quyết trong năm nay. Theo chị vì đâu?

Những gương mặt có đam mê thì chưa đủ bản lĩnh và cá tính. Những gương mặt có cá tính và bản lĩnh thì lại thiếu sự đam mê. Bên cạnh đó sự tương tác giữa người mẫu và NTK, stylist, truyền thông cũng rât quan trọng để có thể làm bàn đẩy cho một người mẫu nào có đủ yếu tố trở nên nổi bật.

Cụ thể thì những điểm gì chị cho là thành công và những điểm gì chị cho là thất bại?

“Nghề người mẫu vẫn chưa thực sự được đánh giá đúng và không được gì ngoài sự hào nhoáng bên ngoài, do đó những người thực sự thông minh sẽ tìm một con đường khác” có phải là một trong những lý do?

Bất kỳ điều gì cũng có hai mặt của nó, nghề người mẫu cũng vậy. Chúng ta không nên chỉ nhìn bề mặt bên ngoài với những sự hào nhoáng và thị phi để đánh giá chung về người mẫu... tôi lại nghĩ những người thực sự thông minh là những người tiếp tục đam mê với nghề, cống hiến và thể hiện bản lĩnh của mình để có chỗ đứng vững chắc trong lòng công chúng và giới chuyên môn đánh giá cao, và cũng đã có những người mẫu làm được điều đó.

Chị có những dự định gì trong năm tới, theo chị những điều gì trong những điều nói trên sẽ được cải thiện trong năm nay?

Dự định vẫn còn đang là dự định, nhưng với riêng cá nhân thì năm 2013 là năm đánh dấu 20 năm sự nghiệp của tôi và chị gái Thúy Hằng vì vậy chúng tôi vẫn đang dự định và mong muốn làm một chương trình kỷ niệm 20 năm sự nghiệp của mình.

Tôi thấy một số người mẫu trong thế hệ người mẫu trẻ đang có cái nhìn đúng hơn về nghề và theo đuổi công việc nghiêm túc, các NTK cũng càng ngày càng bắt kịp xu hướng thời trang thế giới... nên chúng ta có thể có nhiều hi vọng về sự phát triển của thời trang Việt Nam cho những năm sau.

Xin cảm ơn chị rất nhiều!

Phan Anh