1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Rùng rợn nhà thờ bằng xương người

(Dân trí) - Nhà thờ Sedlec nằm ở thành phố Kutna Hora, Cộng hòa Séc là một địa điểm tham quan nổi tiếng tại Châu Âu. Các chi tiết trang trí nội thất bên trong nhà thờ đều được làm bằng xương người. Hiện nơi đây đang cất giữ tới 40.000 bộ thi hài.

Rùng rợn nhà thờ bằng xương người


Hầm chứa hài cốt Sedlec là một nhà nguyện nhỏ được xây dựng từ thời La Mã, nằm phía dưới nhà thờ Nghĩa trang Các Thánh ở khu ngoại ô Sedlec, thuộc thành phố Kutna Hora, Cộng hòa Séc.

Rùng rợn nhà thờ bằng xương người


Hầm chứa hài cốt này ước tính chứa đựng khoảng 40.000 thi hài. Nhiều bộ thi hài đã được đem ra sử dụng nhằm múc đích trang trí “nghệ thuật” cho nhà thờ kể từ năm 1870 bởi một nghệ nhân chuyên về điêu khắc gỗ có tên Frantisek Rint.

Rùng rợn nhà thờ bằng xương người


Hầm chứa hài cốt Sedlec là một trong những điểm đến hấp dẫn du lịch nhất ở Cộng hòa Séc, mỗi năm nơi đây có hơn 200.000 khách du lịch tới tham quan.

Huy hiệu của dòng họ quý tộc Schwarzenberg sống tại địa phương.

Huy hiệu của dòng họ quý tộc Schwarzenberg sống tại địa phương.

Hầm chứa hài cốt đúng như cái tên của nó, là nơi dành để trữ xương sau khi được “bốc” lên từ mộ. Thường người ta chỉ xây hầm này khi quỹ đất dành cho nghĩa trang quá khan hiếm mà diện tích dành cho những ngôi mộ mới đã hết. Khi đó, những ngôi mộ lâu đời sẽ được “bốc” lên. Hài cốt lúc này sẽ được chuyển vào hầm chứa và nằm chung với rất nhiều bộ hài cốt khác.

Chiếc đèn chùm ở trung tâm nhà nguyện.

Chiếc đèn chùm ở trung tâm nhà thờ

Chiếc đèn chùm ở trung tâm nhà nguyện.


Chiếc đèn chùm ở trung tâm nhà nguyện.


Năm 1142, tu viện Sedlec dành cho các cha cố dòng Xi-tô được xây dựng lên. Năm 1278, vua Otakar II của xứ Bohemia (ngày nay là Cộng hòa Séc) cử Henry, cha trưởng tu viện Sedlec, đến làm nhiệm vụ ngoại giao ở vùng đất thánh Jerusalem. Khi trở về tu viện Sedlec, cha trưởng tu viện đã rải lên mảnh đất xung quanh tu viện nắm đất mà ông đã lấy về từ vùng đất thánh.

Chiếc đèn chùm ở trung tâm nhà nguyện.


Chính vì điều này mà nghĩa trang nhà thờ bỗng trở nên nổi tiếng, kể từ đó không chỉ người xứ Bohemia mà người dân ở các nước khác tại Châu Âu cũng mong muốn được chôn cất ở đây. Nghĩa trang nhà thờ cứ thế mở rộng dần ra và bắt đầu trở nên quá tải khi bệnh dịch bùng phát hồi thế kỷ 14.

Chiếc đèn chùm ở trung tâm nhà nguyện.


Theo một con số còn được lưu lại cho tới ngày nay, chỉ trong năm 1318 đã có tới 30.000 người chết vì bệnh dịch được chôn cất ở đây. Đó là chưa kể mỗi khi xảy ra chiến tranh, xung đột, nghĩa trang lại trở thành nơi mai táng quân sĩ.

Chiếc đèn chùm ở trung tâm nhà nguyện.


Sang thế kỷ 15, một vị cha trưởng tu viện đã nghĩ ra giải pháp, ông cho xây phía dưới nhà thờ một nhà nguyện dành để cất giữ những bộ xương “bốc” lên từ những ngôi mộ cổ và mộ bị bỏ hoang không người thăm viếng.

Chiếc đèn chùm ở trung tâm nhà nguyện.


Những bộ xương mà ngày nay du khách thấy trong hầm chứa Sedlec đã được liên tiếp thu gom, sắp xếp kể từ đó. Tuy vậy, cách bài trí vừa ấn tượng vừa rùng rợn ở đây chỉ bắt đầu được thực hiện từ năm 1870 dưới bàn tay khéo léo của một người thợ mộc có tên Frantisek Rint. Rint đã sử dụng “nguyên liệu sẵn có” trong nhà nguyện để trang trí cho nó.

Giá đèn bên cạnh bàn thờ chính.

Giá đèn bên cạnh bàn thờ chính.

Giá đèn bên cạnh bàn thờ chính.


Trong những tác phẩm của Frantisek Rint, đáng chú ý nhất là chùm đèn treo nằm ở trung tâm nhà nguyện, hai giá đèn bên cạnh bàn thờ chính và huy hiệu của dòng họ quý tộc Schwarzenberg sống tại địa phương. Tất cả những thiết kế kỳ công này đều được kết thành từ những khúc xương người.

Nhà thờ Sedlec ở thành phố Kutna Hora, Cộng hòa Séc

Nhà thờ Sedlec ở thành phố Kutna Hora, Cộng hòa Séc

 
 
Bích Ngọc
Theo Twisted Sifter