Rồng rắn về huyệt đạo thiêng trên đỉnh ngàn Nưa

(Dân trí) - Am Tiên vốn được mệnh danh là một trong 3 huyệt đạo thiêng của đất nước - nơi hội tụ linh khí đất trời. Cứ vào dịp đầu xuân, hàng vạn du khách lại rồng rắn về với đỉnh ngàn Nưa, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn để tận hưởng cảm giác nơi “chốn bồng lai tiên cảnh”.

Rồng rắn lên huyệt đạo thiêng trên đình ngàn Nưa

Đã thành thông lệ, mỗi dịp đầu xuân, hàng vạn người dân và du khách lại hành hương về ngàn Nưa đi lễ đầu năm. Đường lên đỉnh núi Nưa đã được trải bê tông rộng thoáng, tạo cho lòng người cảm thấy nhẹ nhõm khi đến vãn cảnh nơi đây
Đã thành thông lệ, mỗi dịp đầu xuân, hàng vạn người dân và du khách lại hành hương về ngàn Nưa đi lễ đầu năm. Đường lên đỉnh núi Nưa đã được trải bê tông rộng thoáng, tạo cho lòng người cảm thấy nhẹ nhõm khi đến vãn cảnh nơi đây
Am Tiên nằm trên đỉnh cao nhất của núi Nưa - dãy Ngàn Nưa, thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nơi nữ tướng Triệu Thị Trinh làm căn cứ chiêu mộ nghĩa quân chống giặc Ngô. Hiện nơi đây trở thành một trong những Trung tâm du lịch tâm linh của quốc gia.
Am Tiên nằm trên đỉnh cao nhất của núi Nưa - dãy Ngàn Nưa, thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nơi nữ tướng Triệu Thị Trinh làm căn cứ chiêu mộ nghĩa quân chống giặc Ngô. Hiện nơi đây trở thành một trong những Trung tâm du lịch tâm linh của quốc gia.
Cứ đến ngày mùng 9 Tháng Giêng hàng năm, địa phương tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên, đồng thời tổ chức lễ mở “cổng trời” trên đỉnh núi Nưa. Nơi mở “cổng trời” là vị trí cao nhất của đỉnh núi, cao so với mặt nước biển gần 600m. ​
Cứ đến ngày mùng 9 Tháng Giêng hàng năm, địa phương tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên, đồng thời tổ chức lễ mở “cổng trời” trên đỉnh núi Nưa. Nơi mở “cổng trời” là vị trí cao nhất của đỉnh núi, cao so với mặt nước biển gần 600m. ​
Trong những ngày đầu xuân Bính Thân, thời tiết nắng ráo rất thuận lợi cho du khách dâng hương và vãn cảnh đền Am Tiên.
Trong những ngày đầu xuân Bính Thân, thời tiết nắng ráo rất thuận lợi cho du khách dâng hương và vãn cảnh đền Am Tiên.
Ở vào nơi có cảnh trí hết sức quyến rũ, nên đỉnh cao nhất của dãy núi Nưa này không những là điểm tu tiên của vị đạo sĩ thời Trần - Hồ, mà sau này các thời tiếp theo, ở đây còn có ngôi chùa cổ gọi là chùa Am Tiên cùng những đền miếu khác như Đền Chúa Thượng Ngàn, Miếu Tu Nưa. Ngoài ra, ở đây còn có cả một khu vực thờ lộ thiên để thờ cúng thần núi Tản Viên Sơn Thánh. Du khách đến đây như được về với chốn bồng lai tiên cảnh nên lòng người cảm thấy hân hoan.
Ở vào nơi có cảnh trí hết sức quyến rũ, nên đỉnh cao nhất của dãy núi Nưa này không những là điểm tu tiên của vị đạo sĩ thời Trần - Hồ, mà sau này các thời tiếp theo, ở đây còn có ngôi chùa cổ gọi là chùa Am Tiên cùng những đền miếu khác như Đền Chúa Thượng Ngàn, Miếu Tu Nưa. Ngoài ra, ở đây còn có cả một khu vực thờ lộ thiên để thờ cúng thần núi Tản Viên Sơn Thánh. Du khách đến đây như được về với "chốn bồng lai tiên cảnh" nên lòng người cảm thấy hân hoan.
Rồng rắn về huyệt đạo thiêng trên đỉnh ngàn Nưa - 6
Du khách dâng hương tưởng nhớ công ơn Bà Triệu (tức Lệ Hải Bà Vương) nên dân gian còn gọi là đền Đức Vua Bà, hay đền Bà Chúa Ngàn Nưa.
Du khách dâng hương tưởng nhớ công ơn Bà Triệu (tức Lệ Hải Bà Vương) nên dân gian còn gọi là đền Đức Vua Bà, hay đền Bà Chúa Ngàn Nưa.
Du khách ghi sớ cầu lộc, cầu tài...đầu xuân ở đền Am Tiên
Du khách ghi sớ cầu lộc, cầu tài...đầu xuân ở đền Am Tiên
Theo dấu tích của nền móng cũ, trong gần 20 năm qua, nhân dân địa phương đã tự nguyện đóng góp tiền của, công sức để dựng lại chùa Am Tiên, đền Bà Chúa, đền Tu Nưa với kiến trúc khiêm tốn, đơn sơ để thờ phụng. Tuy nhiên với sự phục hồi, tôn tạo bước đầu ấy đã có tác dụng làm cho khu vực Am Tiên có sức hút khách hành hương đến lễ bái.
Theo dấu tích của nền móng cũ, trong gần 20 năm qua, nhân dân địa phương đã tự nguyện đóng góp tiền của, công sức để dựng lại chùa Am Tiên, đền Bà Chúa, đền Tu Nưa với kiến trúc khiêm tốn, đơn sơ để thờ phụng. Tuy nhiên với sự phục hồi, tôn tạo bước đầu ấy đã có tác dụng làm cho khu vực Am Tiên có sức hút khách hành hương đến lễ bái.
Mặc dù đường lên đỉnh Am Tiên phải vòng vèo, vượt dốc tới hơn 3km, nhưng trong kỳ hội chính vào tháng Hai và tháng Tám âm lịch hàng năm, hàng ngàn, hàng vạn người từ các nơi trong, ngoài tỉnh vẫn rồng rắn kéo về lễ hội để cầu phúc - lộc - thọ - khang - ninh cho thoả lòng ao ước.
Mặc dù đường lên đỉnh Am Tiên phải vòng vèo, vượt dốc tới hơn 3km, nhưng trong kỳ hội chính vào tháng Hai và tháng Tám âm lịch hàng năm, hàng ngàn, hàng vạn người từ các nơi trong, ngoài tỉnh vẫn rồng rắn kéo về lễ hội để cầu phúc - lộc - thọ - khang - ninh cho thoả lòng ao ước.
Sau khi dâng hương, thưởng ngoãn phong cảnh Am Tiên, du khách hướng lên huyệt đạo thiêng trên một bãi đất trống giữa đỉnh ngàn Nưa. Theo truyền thuyết, Việt Nam có 3 huyệt đạo thiêng. Ngoài huyệt đạo ở núi Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội) và huyệt đạo ở núi Bà Đen (Tây Ninh) thì nơi đây chính là huyệt đạo thiêng thứ 3. Huyệt đạo ở Am Tiên được xem là nơi năng lượng vũ trụ của Trời và Đất giao hòa.
Sau khi dâng hương, thưởng ngoãn phong cảnh Am Tiên, du khách hướng lên huyệt đạo thiêng trên một bãi đất trống giữa đỉnh ngàn Nưa. Theo truyền thuyết, Việt Nam có 3 huyệt đạo thiêng. Ngoài huyệt đạo ở núi Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội) và huyệt đạo ở núi Bà Đen (Tây Ninh) thì nơi đây chính là huyệt đạo thiêng thứ 3. Huyệt đạo ở Am Tiên được xem là nơi năng lượng vũ trụ của Trời và Đất giao hòa.
Theo cách lý giải của nhà nghiên cứu Phạm Tấn thì dẫu truyện Cao Biền có tà thuật trấn yểm long mạch, huyệt đạo chỉ là truyền thuyết hoang đường nhưng đức tin vào một huyệt đạo linh thiêng trên đỉnh Am Tiên trong dân gian là có thật.
Theo cách lý giải của nhà nghiên cứu Phạm Tấn thì dẫu truyện Cao Biền có tà thuật trấn yểm long mạch, huyệt đạo chỉ là truyền thuyết hoang đường nhưng đức tin vào một huyệt đạo linh thiêng trên đỉnh Am Tiên trong dân gian là có thật.
Trên đỉnh ngàn Nưa còn có giếng nước thường được gọi là giếng Tiên. Trên độ cao gần 600m so với mực nước biển lại có thủy tụ. Không ai xác định được giếng này có từ khi nào. Dân gian vẫn tương truyền, sự chuyển động của vũ trụ tạo ra vết nứt trên đá, dần dần vết nứt rộng ra tạo thành giếng. Nơi đây được cho là giếng Bà Triệu và nghĩa quân lấy nước sử dụng hàng ngày.
Trên đỉnh ngàn Nưa còn có giếng nước thường được gọi là giếng Tiên. Trên độ cao gần 600m so với mực nước biển lại có thủy tụ. Không ai xác định được giếng này có từ khi nào. Dân gian vẫn tương truyền, sự chuyển động của vũ trụ tạo ra vết nứt trên đá, dần dần vết nứt rộng ra tạo thành giếng. Nơi đây được cho là giếng Bà Triệu và nghĩa quân lấy nước sử dụng hàng ngày.
Với niềm tin nước giếng sẽ đem đến may mắn, sức khỏe nên du khách đến đây đều không quên lấy nước giếng tiên uống và rửa mặt, chân tay. Nhiều du khách còn mang can đến lấy mang về. Người dân quan niệm rằng được dùng nước giếng này thì sẽ có một năm làm ăn gặp nhiều may mắn, thuận buồm xuôi gió…
Với niềm tin nước giếng sẽ đem đến may mắn, sức khỏe nên du khách đến đây đều không quên lấy nước giếng tiên uống và rửa mặt, chân tay. Nhiều du khách còn mang can đến lấy mang về. Người dân quan niệm rằng được dùng nước giếng này thì sẽ có một năm làm ăn gặp nhiều may mắn, thuận buồm xuôi gió…

Duy Tuyên