Ở nơi đăng tin Facebook bị xử phạt ngang với tội... giết người

(Dân trí) - Ngay tại chính quê hương của mạng xã hội Facebook, có một nơi quy khép phạt tội người sử dụng ngang với tội danh giết người.

Ở nơi đăng tin Facebook bị xử phạt ngang với tội... giết người

Năm 2014, một nhà nghiên cứu của tổ chức Electronic Frontier Foundation (EFF) đã phát hiện ra việc Sở quản chế Nam Carolina đã trừng phạt các phạm nhân sử dụng mạng xã hội, với hình thức nặng nề tương đương tội danh giết người, cưỡng hiếp hoặc bắt giữ con tin. Trong 3 năm qua, gần 400 tù nhân đã phải chịu các hình phạt khác nhau, từ không được gặp người thân tới biệt giam. Các nghiên cứu cho thấy việc biệt giam trong thời gian dài có thể gây các vấn đề tâm thần hoặc làm chúng tồi tệ hơn. Trong một vài trường hợp, tù nhân có thể phạm phải các tội khác và thường là những tội mang dấu hiệu bạo lực.

Ở nơi đăng tin Facebook bị xử phạt ngang với tội... giết người


Các nhà điều tra của Sở quản chế Nam Carolina đã sử dụng một loạt công cụ để phát hiện tù nhân trên mạng xã hội thậm chí cả bằng việc khám điện thoại hay nghe họ nói chuyện với nhau.

Đôi khi các tù nhân chỉ muốn giữ liên lạc với người thân hoặc nắm bắt những sự kiện đang diễn ra. Nhưng họ thường bị cấm sử dụng mạng xã hội để tránh việc đe dọa nhân chứng hoặc cấu kết với đồng bọn. Nếu quản giáo phát hiện tù nhân vào một trang mạng xã hội, họ có cơ sở để tin phạm nhân này đã sử dụng điện thoại trái phép. Nếu không, các tù nhân sẽ không thể truy cập vào mạng Internet như vậy được.

Trong một vài trường hợp, các phạm nhân ở Nam Carolina phải nhận hình phạt biệt giam lâu hơn cả án tù họ nhận tại tòa. Ví dụ, Tyheem Henry nhận án phạt 38 năm biệt giam vì đăng các bài viết lên Facebook trong 38 ngày. Trung bình, bang Nam Carolina sẽ phạt mỗi phạm nhân 512 ngày biệt giam nếu họ bị bắt gặp đang sử dụng mạng xã hội.

Các quản giáo chỉ cần nhập một vài thông tin là có thể đề nghị FB khóa tài khoản của tù nhân.


Các quản giáo chỉ cần nhập một vài thông tin là có thể đề nghị FB khóa tài khoản của tù nhân.

Hồi tháng 7/2014, một quản giáo đã gửi thư đề nghị FB khóa tài khoản của một phạm nhân.

Hồi tháng 7/2014, một quản giáo đã gửi thư đề nghị FB khóa tài khoản của một phạm nhân.

Tại các bang khác, hình phạt cho việc sử dụng mạng xã hội là khá nhẹ. Nhưng với Nam Carolina, án phạt đặc biệt nặng vì hành động này được coi là tội phạm cấp 1, cấp cao nhất trong việc vi phạm nội quy nhà tù. Điều đó khiến việc sử dụng mạng xã hội có tính chất nghiêm trọng như giết người, cưỡng hiếp và bắt giữ con tin. Mỗi tù nhân phải nhận một án phạt cấp 1 cho mỗi ngày họ vào mạng xã hội. Một người chỉ đăng một dòng trạng thái lên mạng xã hội mỗi ngày trong vòng 10 ngày sẽ phải nhận 10 án phạt, trong khi người đăng 50 dòng trạng thái trong một ngày chỉ nhận 1 án phạt duy nhất.

Tổ chức EFF sử dụng ví dụ trên để chỉ ra sự nặng nề của chính sách này. Theo đó, một tù nhân gây ra bạo loạn, bắt giữ 3 con tin và sát hại họ, đánh cắp quần áo của họ và trốn thoát vẫn chỉ phải nhận ít án phạt cấp 1 hơn một người cập nhật Facebook hàng ngày trong vòng 2 tuần. Ở một số bang, tù nhân còn bị phạt nếu người khác, thậm chỉ cả người thân trong gia đình, truy cập mạng xã hội dưới danh nghĩa của tù nhân này. Tùy vào từng bang mà người truy cập mạng xã hội cũng sẽ bị truy tố. Tuy nhiên hiện nay, việc lạm dụng hình thức biệt giam đã có thay đổi. Ngay cả bang Nam Carolina cũng đã giảm thời gian biệt giam xuống, và có phần nới lỏng hơn trong việc kiểm soát và trừng phạt tù nhân.

Phan Hạnh

Theo Knowledgenut