Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Ngoảnh nhìn cái Tết Giáp Ngọ vừa qua và cả nhiều cái Tết trước đó, hẳn chúng ta nhận ra không ít điều đã thay đổi cùng sự biến chuyển của dòng chảy thời gian. Nhiều điều cũ dần mất đi, nhiều điều mới lại đến. Tết chưa bao giờ hết ý nghĩa, chỉ có cách chúng ta đón nhận Tết là đã khác đi nhiều, đặc biệt là đối với trẻ em.

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Tết trong quan niệm của người xưa là dịp để các thế hệ cháu con về đoàn tụ sum vầy bên mâm cơm gia đình. Tết nay nhiều gia đình trẻ chọn cách đi du lịch và ăn Tết trong quán xá, nhà hàng để đơn giản bớt ngày Tết thay vì hội họp cùng ông bà, họ hàng thân thích dùng chung mâm cơm.

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Những công đoạn “lích kích” chuẩn bị Tết không còn nhiều cơ hội góp mặt trong cuộc sống bận rộn thời nay. Khi mọi thứ từ bánh trái, mâm cúng, mâm ngũ quả… đều có sẵn thì người mẹ chỉ còn lo lắng mỗi việc là Tết này đặt tour du lịch nào cho cả nhà.

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Đằng sau những cánh hoa mai rực rỡ trong 3 ngày Tết là công sức chăm bẵm cây mai cả năm trường của gia đình. Gần Tết, cả nhà lại còn phải lặt lá mai, ủ ấm mai và hồi hộp chờ xem mai có kịp nở. Tuy vất vả một chút nhưng niềm vui cả gia đình cùng nhau quây quần thì có lẽ không thể nào đong đếm được. Ngày nay, việc thuê mai trong mấy ngày Tết tuy có tiện lợi hơn và kinh tế hơn nhưng con trẻ lại không còn nhiều cơ hội để hiểu rõ một trong những phong tục Tết cổ truyền thú vị nhất.

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Người ta thường nói chiếc bánh chưng gói sẵn đã vô tình tước đi mất tiếng cười nói rôm rả, tiếng trẻ con vui đùa bên nồi bánh chưng ngày Tết. Thế nhưng, đừng đổ oan cho chiếc bánh chưng gói sẵn! Tất cả nằm ở việc người mẹ bận rộn là thế nhưng liệu có đủ “dũng cảm” lao vào “mặt trận” gói bánh chưng để tái hiện lại cho con không khí cả nhà rộn ràng, quây quần rửa lá, gói bánh, luộc bánh... như mẹ đã trải qua lúc bé hay không.

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, nhà nhà thường có tục thả cá chép ra sông để cá hóa rồng, đưa ông Táo về trời, bẩm tấu công việc của gia chủ trong năm cũ... Ngày nay, cá chép giấy lấn át cá sống vì chỉ cần hóa vàng cá chép giấy ngay tại nhà là ông Táo đã có “phương tiện giao thông”… sành điệu ngang ngửa cá sống!

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Pháo hoa đêm giao thừa chắc chắn sẽ đem lại sự thích thú cho trẻ con. Việc này đặt các gia đình trẻ vào tình thế khá nan giải: làm sao vừa đem lại cho con niềm vui thưởng thức pháo hoa mà lại vẫn chu toàn việc cúng tổ tiên đêm giao thừa đúng theo truyền thống bấy lâu của dân tộc để con trẻ hiểu được không khí thiêng liêng của đất trời vào thời khắc chuyển giao năm cũ – năm mới.

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Ngày nay, với thời đại công nghệ phát triển, trẻ em, kể cả các bé mới học tiểu học cũng thường khai bút, viết những dòng chữ đầu tiên trong năm mới trên… Facebook.

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Trẻ em ngày xưa thường được theo bố mẹ đi du xuân trảy hội và tham gia vào rất nhiều trò chơi dân gian theo phong tục từng vùng miền như ném còn, đánh đáo, bịt mắt bắt dê, nặn tò he… Ngày nay, thú vui ngày Tết “hút hồn” con trẻ lại chính là tablet và trò chơi điện tử.

Tết nay hay Tết xưa đều có những điều thú vị cho mọi người, nhất là trẻ con, cùng nhau khám phá. Mà có phải chăng những gia đình nào càng nghiêm chỉnh “chấp hành” phong tục Tết truyền thống thì không khí xuân lại càng rạo rực? Để giúp các gia đình gìn giữ lại những giá trị tốt đẹp và trẻ em được tận hưởng những ngày Tết đầy màu sắc truyền thống, trong dịp Tết Giáp Ngọ 2014 vừa qua, OMO đã tổ chức chương trình “Yêu thêm giá trị Tết, lấm bẩn lại càng hay” với một chuỗi các hoạt động rất ý nghĩa với hy vọng rằng nếu cả mọi người cùng nỗ lực gìn giữ truyền thống Tết thì không chỉ dịp Tết Giáp Ngọ này mà cả những Tết sau, sau nữa sẽ luôn đậm đà hương vị Tết