1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Nhan sắc thay đổi như thế nào khi nhân đôi một nửa gương mặt?

(Dân trí) - Chắc hẳn đã nhiều lần bạn thử quay trái, quay phải để xem mình đẹp hơn ở góc mặt nào. Nếu nhân đôi một nửa mặt bên trái, hoặc một nửa mặt bên phải, liệu chúng ta có đẹp hơn?

Để nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa hai nửa mặt, nhiếp ảnh gia người Thổ Nhĩ Kỳ Eray Eren đã thực hiện bộ ảnh đen trắng khắc họa rõ nét chân dung nhân vật, sau đó “nhân đôi” nửa mặt bên trái và nửa mặt bên phải để lần lượt tạo thành hai gương mặt mới.

Người xem sẽ được dịp so sánh nhan sắc ở 3 phiên bản ảnh: khuôn mặt thật, khuôn mặt nhân đôi nửa mặt bên trái và khuôn mặt nhân đôi nửa mặt bên phải.

Hãy so sánh khuôn mặt thật…

Hãy so sánh khuôn mặt thật…

… với khuôn mặt được tạo thành từ nửa mặt bên trái và khuôn mặt được tạo thành từ nửa mặt bên phải.

… với khuôn mặt được tạo thành từ nửa mặt bên trái và khuôn mặt được tạo thành từ nửa mặt bên phải.

Bộ ảnh có tiêu đề “Bất đối xứng” đã so sánh, đối chiếu sự khác biệt giữa hai nửa mặt của cùng một con người. Thực tế, hai nửa mặt hiếm khi hoàn toàn giống nhau, vì vậy nhan sắc được tạo thành từ hai nửa mặt cũng không giống nhau.

Theo quan niệm của chúng ta, hai nửa mặt càng cân xứng sẽ càng đẹp, nhưng thực tế những bức ảnh cho thấy nhiều khi, khuôn mặt gốc lại là khuôn mặt đẹp nhất thay vì hai khuôn mặt rất cân xứng được tạo thành nhờ thủ thuật cắt ghép ảnh.

Sự khác biệt giữa hai nửa mặt trái - phải rất nhẹ nhàng, không quá đối chọi, nhưng không thể phủ nhận giữa hai nửa mặt có tồn tại sự khác biệt. Ví dụ: kích thước trán, cổ và mắt thường không giống nhau. Nửa mặt bên này trông có thể vui tươi hoặc mệt mỏi hơn nửa mặt bên kia. Đặc biệt, có những người khi “nhân đôi” một nửa mặt nào đó thì mắt bỗng nhiên như bị… lác.

Trong khi đối xứng lông mày, môi và răng có thể khiến chúng ta đẹp hơn thì đối xứng nốt ruồi, tàn nhang, tóc hay mắt… nhiều khi có thể khiến dung mạo trở nên kỳ quái, bất thường.

Có người sau khi “nhân đôi” hai nửa mặt, diện mạo mới tạo thành cũng không khác nhiều so với “bản gốc” nhưng có người thì như trở thành người khác vậy.

Qua thực tế chụp hình, anh Eray Eren cũng nhận thấy người ta thường thích chụp hình với nửa mặt bên trái hơn nửa mặt bên phải. Các nhà khoa học vốn đã có nhiều lý giải cho hành động thường thấy này của con người.

Theo đó, nửa mặt bên trái thường biểu cảm mạnh hơn nửa mặt bên phải bởi nửa thân người bên trái được điều khiển bởi bán cầu não phải, vốn bao gồm cả trung khu cảm xúc.

Nếu nhân đôi nửa mặt bên phải, trông cô gái này sẽ xinh đẹp hơn.

Nếu nhân đôi nửa mặt bên phải, trông cô gái này sẽ xinh đẹp hơn.

Nếu nhân đôi nửa mặt bên phải, trông cô gái này sẽ xinh đẹp hơn.

Đối với cô gái này, nửa mặt bên trái dường như hấp dẫn hơn.

Đối với cô gái này, nửa mặt bên trái dường như hấp dẫn hơn.

Đối với cô gái này, nửa mặt bên trái dường như hấp dẫn hơn.

Với người đàn ông này, khuôn mặt “gốc” là khuôn mặt đẹp nhất.

Với người đàn ông này, khuôn mặt “gốc” là khuôn mặt đẹp nhất.

Với người đàn ông này, khuôn mặt “gốc” là khuôn mặt đẹp nhất.

Người phụ nữ này không thay đổi quá nhiều qua các góc mặt.

Người phụ nữ này không thay đổi quá nhiều qua các góc mặt.

Người phụ nữ này không thay đổi quá nhiều qua các góc mặt.

Thần thái, biểu cảm của chúng ta ở hai nửa mặt không giống nhau hoàn toàn.

Thần thái, biểu cảm của chúng ta ở hai nửa mặt không giống nhau hoàn toàn.

Thần thái, biểu cảm của chúng ta ở hai nửa mặt không giống nhau hoàn toàn.

Thần thái, biểu cảm của chúng ta ở hai nửa mặt không giống nhau hoàn toàn.

Thần thái, biểu cảm của chúng ta ở hai nửa mặt không giống nhau hoàn toàn.

Nhiều khi, sự khác biệt là rất ít nhưng không thể phủ nhận có tồn tại sự khác biệt giữa hai nửa mặt.

Thần thái, biểu cảm của chúng ta ở hai nửa mặt không giống nhau hoàn toàn.

Thần thái, biểu cảm của chúng ta ở hai nửa mặt không giống nhau hoàn toàn.

Đôi khi, khuôn mặt đối xứng quá lại không đẹp, chẳng hạn bức hình “nhân đôi” nửa mặt bên phải của người đàn ông này.

Kích thước trán, cổ và mắt thường khác nhau ở hai nửa mặt.

Kích thước trán, cổ và mắt thường khác nhau ở hai nửa mặt.

Kích thước trán, cổ và mắt thường khác nhau ở hai nửa mặt.

Nửa mặt bên trái của chúng ta thường có nhiều biểu cảm hơn nửa mặt bên phải.

Nửa mặt bên trái của chúng ta thường có nhiều biểu cảm hơn nửa mặt bên phải.

Nửa mặt bên trái của chúng ta thường có nhiều biểu cảm hơn nửa mặt bên phải.

Bích Ngọc
Theo DM