1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Nhà tiên phong của phong trào đọc sách nói chuyện với sinh viên Hà Nội

(Dân trí) - Nhân ngày sách Việt Nam lần thứ 2, ông Park Chul Won, Chủ tịch trụ sở vận động văn hóa đọc sách Hanuri, Chủ tịch viện giáo dục mở Hanuri (Hàn Quốc) đã có những chia sẻ với sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn về văn hóa đọc sách.

Nhà tiên phong của phong trào đọc sách nói chuyện với sinh viên Hà Nội

Ông  Park Chul Won tại buổi nói chuyện với sinh viên trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn.

Ở Hàn quốc, ông Park Chul Won được gọi với cái tên đầy trìu mến và tôn trọng: “Nhà tiên phong của phong trào đọc sách”. Trong khi Hàn Quốc chỉ coi đọc sách là một sở thích, chỉ đơn giản là hoạt động ngoại khóa thì Park Chul Won đã mạnh dạn thành lập “Trụ sở vận động văn hóa đọc sách Hanuri” nhằm nỗ lực cố gắng để tất cả người dân Hàn Quốc từ trẻ nhỏ, thanh thiếu niên đế người lớn đều thụ hưởng văn hóa xuất bản tốt nhất. 25 năm qua, ông Park Chul Won luôn gìn giữ và phát triển phong trào này rộng khắp tại Hàn Quốc.

Tại buổi trò chuyện, ông Park Chul Won đã đưa ra những nhìn nhận thực trạng văn hóa đọc ở Việt Nam và Hàn Quốc cũng như chia sẻ kinh nghiệm 25 năm hoạt động giáo dục văn hóa đọc tại Hàn Quốc để thúc đẩy văn hóa đọc ở 2 quốc gia. Ông Park Chul Won cho rằng, Việt Nam và Hàn Quốc là 2 quốc gia gần nhau cả về lịch sử và địa lý, có nhiều điểm tương đồng về Nho giáo và Phật giáo.

Rất đông sinh viên đến tham gia buổi nói chuyện với Nhà tiên phong của phong trào đọc sách.

Rất đông sinh viên đến tham gia buổi nói chuyện với "Nhà tiên phong của phong trào đọc sách".

Ông Park Chul Won chỉ rõ, trong số 35 nước thành viên của Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), những nước có chỉ số hạnh phúc cao nhất lại không có mặt những nước giàu có với tiềm lực dầu mỏ ở Trung Đông. Trung Quốc dù kinh tế tăng trưởng mạnh nhưng cũng ở thứ hạng thấp và Hàn Quốc cũng chỉ đứng thứ 27/35.

Theo ông Park Chul Won, nguyên nhân của thực trạng trên là do các nước xếp hạng cao về chỉ số hạnh phúc không chỉ lo thúc đẩy kinh tế mà còn quan tâm nhiều tới phát triển cả về văn hóa tinh thần.

Ông Park Chul Won chia sẻ, ở Hàn Quốc, khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển vượt bậc đã và đang làm nhiễu loạn các giá trị tinh thần, làm suy đồi nhân cách của thanh thiếu niên. Cho nên, văn hóa đọc sách chẳng khác nào mảnh đất cằn cỗi, không người chăm nom xây dựng.

“Tôi hy vọng, Việt Nam vốn đang đi theo con đường tương tự như Hàn Quốc sẽ không mắc phải vấn đề này,” - ông Park Chul Won chia sẻ.

“Tôi nghĩ, Việt Nam để phát triển thành một nước hạnh phúc đích thực thì ngay từ bây giờ, sự nỗ lực của toàn dân nâng cao giá trị tinh thần là vô cùng cần thiết. Cần làm sống lại giá trị văn hóa truyền thống vốn chỉ được nhớ đến như lịch sử đã qua, khai quật những phong tục tốt đẹp và phải thực hiện cuộc vận động bảo tồn giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Trong đó, tôi nghĩ quan trọng hơn hết chính là phải nỗ lực đưa văn hóa đọc sách thành trung tâm của tất cả các lĩnh vực giáo dục.” - ông Park Chul Won nhấn mạnh.

Khánh Linh