Festival Đua ghe ngo đồng bào Khmer ĐBSCL lần I:

Ngắm những chiếc đèn nước "khoe" vẻ đẹp lung linh trên dòng Nguyệt Giang

(Dân trí)- Những chiếc đèn nước cùng đua nhau "khoe" hình dáng, màu sắc được thả trên sông Nguyệt Giang (TP Sóc Trăng) đã mang lại một không gian lung linh, huyền ảo cho ngày hội đua ghe ngo của đồng bào Khmer Nam Bộ vào tối 16/11.

Theo ghi nhận của PV Dân trí, vào tối 16/11, hàng ngàn người đã đến hai bên bờ sông Maspero (hay còn gọi là Nguyệt Giang, chảy qua nội thành TP Sóc Trăng) để cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh của những chiếc đèn nhiều màu sắc qua Hội thi đèn nước (Lôi protip) được tổ chức trong khuôn khổ Festival Đua ghe ngo đồng bào Khmer ĐSBCL lần I đang diễn ra tại tỉnh Sóc Trăng.

Ngắm những chiếc đèn nước khoe vẻ đẹp lung linh trên dòng Nguyệt Giang
Dòng sông Nguyệt Giang chảy qua nội ô TP Sóc Trăng- nơi tổ chức hội thi đèn nước tại Festival đua ghe ngo đồng bào Khmer ĐBSCL lần I.

Mỗi chiếc đèn nước có mỗi hình dáng khác nhau được mang đến từ các huyện, thị, thành của tỉnh Sóc Trăng (chủ yếu là của người dân Khmer ở các chùa) để tranh giải chiếc đèn nước đẹp và ý nghĩa nhất.

Đông đảo người dân đến chiêm ngưỡng sắc màu đèn nước.
Đông đảo người dân đến chiêm ngưỡng sắc màu đèn nước.

Theo đánh giá của ban tổ chức, tại hội thi đèn nước lần này, các đèn nước được làm rất công phu và trang trí hết sức ấn tượng. Một số đèn còn có cả bàn thờ, ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số hình ảnh khác có liên quan đến các nhân vật lịch sử ở địa phương.

Đến với hội thi đèn nước, không chỉ được thỏa mắt xem đèn, người dân còn được nghe kể về nguồn gốc thả đèn nước và thuyết minh về mỗi chiếc đèn dự thi rất phong phú.

Thả đèn nước là một loại hình lễ hội văn hóa của đồng bào khmer Nam Bộ xuất phát từ đạo Phật và thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 9 âm lịch Khmer.

Mỗi chiếc đèn nước mỗi hình dáng và vẻ đẹp khác nhau.
Mỗi chiếc đèn nước mỗi hình dáng và vẻ đẹp khác nhau.
Mỗi chiếc đèn nước mỗi hình dáng và vẻ đẹp khác nhau.
Mỗi chiếc đèn nước mỗi hình dáng và vẻ đẹp khác nhau.
Mỗi chiếc đèn nước mỗi hình dáng và vẻ đẹp khác nhau.
Mỗi chiếc đèn nước mỗi hình dáng và vẻ đẹp khác nhau.
Mỗi chiếc đèn nước mỗi hình dáng và vẻ đẹp khác nhau.
Mỗi chiếc đèn nước mỗi hình dáng và vẻ đẹp khác nhau.
Mỗi chiếc đèn nước mỗi hình dáng và vẻ đẹp khác nhau.
Mỗi chiếc đèn nước mỗi hình dáng và vẻ đẹp khác nhau.
Mỗi chiếc đèn nước mỗi hình dáng và vẻ đẹp khác nhau.
Mỗi chiếc đèn nước mỗi hình dáng và vẻ đẹp khác nhau.
Mỗi chiếc đèn nước mỗi hình dáng và vẻ đẹp khác nhau.
Mỗi chiếc đèn nước mỗi hình dáng và vẻ đẹp khác nhau.

Mỗi chiếc đèn nước mỗi hình dáng và vẻ đẹp khác nhau.
Những chiếc đèn nước đã tạo nên một không gian lung linh, huyền ảo trên dòng Nguyệt Giang làm nức lòng người xem.

Clip vẻ đẹp lung linh của đèn nước tại Festival Đua ghe:



(Thực hiện: Huỳnh Hải)

Theo tìm hiểu qua một số tư liệu, lễ thả đèn nước (hay còn gọi là lễ hội Lôi Prôtip) là một trong những hoạt động quan trọng trong ngày hội Óc-om-bok và đua ghe Ngo của người dân Khmer. Người dân Khmer tổ chức thả đèn nước dưới dòng sông để cúng dấu chân còn lưu lại của Đức Phật trên sông “Na Mi Thi” hoặc làm mô hình tháp Mô La Mu Ni nơi cất giữ búi tóc của Phật Thích Ca trên thượng giới. Mặt khác, thông qua lễ thả đèn nước người ta muốn tưởng nhớ đến công ơn của đấng thiên nhiên đã phù hộ con người làm ăn sinh sống bình yên và mong muốn điều tốt lành hơn trong năm sau.

Đèn nước Protip trước đây thường là một chiếc bè làm từ cây chuối hoặc tre được lắp ghép thành chiếc thuyền theo mô hình chủ tháp và các loại thú vật với nhiều hoa văn trang trí lộng lẫy, bên trong thắp nhiều đèn cầy. Lễ vật cúng thường là gạo, muối và các loại sản vật và trái cây ở địa phương. Sau này, đèn nước được làm bằng vật liệu tốt, bền hơn, đẹp hơn.

Sau khi bày biện các thứ lễ vật, người ta tiến hành làm lễ, các vị sư tụng kinh để tưởng nhớ đến Đức Phật, sau đó vị Acha chủ lễ đốt nhang và nói lên lòng biết ơn của đồng bào đối với vị thần nước kôong kea đã đem lại mưa thuận gió hòa và mong thần ban cho mọi người sức khỏe dồi dào, thờ tiết thuận lợi để đồng bào hưởng một mùa bội thu trong năm tới.

Sau đó, Lôi protip được khiêng thả trôi theo dòng nước và nơi để thả thường là đoạn sông hay kênh rạch nơi cộng đồng cư trú. Trong quá trình thả Lôi protip còn có biểu diễn của dàn nhạc ngũ âm “plêng pin peth” và đội trống Chhayăm phụ họa làm cho không khí buổi lễ thêm trang trọng. Lễ hội Lôi protip đã trở thành một lễ hội dân gian truyền thống mang yếu tố văn hóa và tâm linh, là lễ hội thể hiện tri thức của dân tộc Khmer đối với môi trường thiên nhiên và điều kiện sống, với ước mơ vươn tới một tương lai tốt đẹp.

                                                                        Huỳnh Hải - Bạch Dương