1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Lịch sử hội họa sẽ thay đổi từ đây?

(Dân trí) - Lần đầu tiên trong lịch sử hội họa có một bức tranh không phải do họa sĩ vẽ được đem ra rao bán đấu giá và đạt mức giá “khủng” 432.000 USD (10 tỷ đồng) - một mức giá quá lớn so với ước đoán ban đầu rằng “may ra” tranh sẽ được trả giá 10.000 USD.


Tranh chân dung khắc họa một người đàn ông giả tưởng có tên Edmond Belamy

Tranh chân dung khắc họa một người đàn ông giả tưởng có tên Edmond Belamy

Kể từ đây, ranh giới giữa nghệ thuật được sáng tạo bởi cảm xúc con người và nghệ thuật được lập trình bởi trí tuệ nhân tạo sẽ bắt đầu có sự giao thoa và thậm chí, thị trường còn đón nhận nghệ thuật tạo nên từ trí tuệ nhân tạo với đầy sự háo hức vì mới lạ.

Tương lai trong lĩnh vực nghệ thuật, mà cụ thể là hội họa, sẽ còn chứng kiến nhiều bất ngờ tạo nên từ trí tuệ nhân tạo.

Bức tranh vừa được đem ra đấu giá là một bức chân dung có phần trừu tượng, do nhà đấu giá Christie rao bán tại New York (Mỹ), đơn vị sở hữu tranh là một nhóm nghiên cứu khoa học chuyên về trí tuệ nhân tạo. Số tiền bán tranh lần này sẽ được họ chi dùng vào các hoạt động nghiên cứu về sau.

Nhân vật được khắc họa chân dung trong tranh là một người đàn ông giả tưởng có tên Edmond Belamy. Bức chân dung này nằm trong một chùm tranh chân dung về gia đình Belamy - một gia đình giả tưởng do trí tuệ nhân tạo tự sáng tạo ra.

Để tạo ra được bức chân dung này, các nhà nghiên cứu đã nhập vào cho trí tuệ nhân tạo 15.000 bức chân dung được thực hiện bởi các họa sĩ trong khoảng thời gian từ thế kỷ 14-15. Sau đó, trí tuệ nhân tạo sẽ tự “nhào nặn” để sáng tạo nên câu chuyện về một gia đình, về các thành viên trong gia đình đó, và bắt đầu thực hiện tranh chân dung.


Tranh chân dung khắc họa một người đàn ông giả tưởng có tên Edmond Belamy

Tranh chân dung khắc họa một người đàn ông giả tưởng có tên Edmond Belamy


Chữ ký trên tranh vốn dành cho họa sĩ, nhưng với tác phẩm này, đó là một dòng thuật toán được trí tuệ nhân tạo sử dụng để tạo nên bức tranh.

Chữ ký trên tranh vốn dành cho họa sĩ, nhưng với tác phẩm này, đó là một dòng thuật toán được trí tuệ nhân tạo sử dụng để tạo nên bức tranh.

Bức chân dung khắc họa Edmond Belamy cho thấy một người đàn ông, nhưng các đường nét mờ nhòa và sẽ không thể nhận rõ khuôn mặt, dù vậy, người ta có thể nhìn ra rằng đó là một người đàn ông đậm người, mặc áo sơ mi trắng, bên ngoài khoác áo vest tối màu. Hiện, người mua thành công bức tranh muốn được ẩn danh.

Trước khi bước vào phiên đấu giá, nhà đấu giá đã giới thiệu rất hùng hồn rằng: “Hãy nhìn ngắm tương lai - nó đang đến rồi đây”. Trước đó, nhà đấu giá ước đoán rằng bức tranh này sẽ được trả giá trong khoảng từ 7.000-10.000 USD. Nhưng những gì diễn ra tại phiên đấu giá đã vượt xa mọi sự tưởng tượng trước đó.

Chữ ký trên tranh vốn dành cho họa sĩ, nhưng với tác phẩm này, đó là một dòng thuật toán được trí tuệ nhân tạo sử dụng để tạo nên bức tranh.

Khi được hỏi liệu bức tranh có thể được xem là một tác phẩm nghệ thuật hay không, đại diện nhóm nghiên cứu đứng sau quá trình sáng tạo ra bức tranh đã khẳng định rằng: “Cho dù là dùng thuật toán để tạo nên bức tranh, thì đằng sau đó vẫn phải có những con người, đó là người quyết định tiến hành quá trình tạo ra bức tranh, người in tranh ra, người đặt nó vào khung”.


Loạt tranh chân dung của gia đình Belamy

Loạt tranh chân dung của gia đình Belamy

Trước mức giá bất ngờ mà bức chân dung đạt được, nhà đấu giá đang thuyết phục nhóm nghiên cứu cho đấu giá toàn bộ bộ sưu tập tranh chân dung về gia đình Belamy để thực sự làm “nổ” ra một cuộc tranh luận xoay quanh nghệ thuật được sáng tạo bởi trí tuệ nhân tạo. Bộ sưu tập tranh chân dung này hiện đã có 11 bức.

Đặt ra ngoài những tranh luận về giá trị nghệ thuật, những câu hỏi pháp lý cũng bắt đầu xuất hiện. Ai sẽ là chủ của những bức tranh kiểu này? Là nhóm nghiên cứu hay là thuật toán giúp sáng tạo nên tác phẩm? Và khi ấy, các vấn đề bản quyền sẽ được xử lý như thế nào?


Chân dung hai thành viên trong gia đình Belamy

Chân dung hai thành viên trong gia đình Belamy

Đây mới chỉ là điểm bắt đầu của nghệ thuật được sáng tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo. Nhóm nghiên cứu đánh giá rằng: “Lĩnh vực này rồi sẽ phát triển rất nhanh chóng. Trong vòng 5-10 năm tới, chúng ta sẽ nhìn lại sự việc nay và có cách đánh giá rất khác. Các nghệ sĩ hôm nay áp dụng rất nhanh các yếu tố công nghệ và họ sẽ tận dụng trí tuệ nhân tạo.

“Họa sĩ có thể sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các hình ảnh cơ bản ban đầu và rồi xử lý, chỉnh sửa theo phong cách của mình. Chúng ta có thể coi đây là một nhánh mới trong nghệ thuật. Chúng ta thuộc về một thế hệ mới với những phong cách sáng tạo mới, nhưng chắc chắn trí tuệ nhân tạo sẽ không bao giờ có thể thay thế được những nghệ sĩ thực thụ với đầy sức sáng tạo”.

Bích Ngọc
Theo Daily Mail/Telegraph