1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Nhìn lại Festival Huế 2014:

Khi văn hóa 5 châu hòa cùng một mái nhà

(Dân trí) - Festival Huế lần thứ 8 diễn ra từ 12-20/4 đã mang đến cho người dân Cố Đô nói riêng và người dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế nói chung một bữa tiệc văn hóa độc đáo và đặc sắc đến từ khắp 5 châu.

Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, đây được xem là kỳ Festival có quy mô lớn nhất từ trước tới nay với 68 đoàn và nhóm nghệ thuật đăng ký tham gia đến từ 38 quốc gia thuộc 5 châu lục trên thế giới (tăng 9 quốc gia so với Festival lần thứ 7 - 2012). Trong đó, nhiều quốc gia lần đầu đăng ký cử đoàn nghệ thuật tham dự: Brazil, Palestin, Uruguay, Rumani, Slovakia, Nauy, Peru, Congo, Mali. Với sự góp mặt lần đầu của nhiều đoàn nghệ thuật đẳng cấp ở các Festival thế giới như: ban nhạc Sururu Na Roda (Brazil), đoàn nghệ thuật trống Bati-holic (Nhật Bản), đoàn múa dân gian Asayel (Palestine)…

Được xem là kỳ Festival có quy mô, rực rỡ và hoành tráng nhất từ trước đến nay. Đây cũng là năm mà Festival Huế đồng hành cùng với các sự kiện: kỷ niệm 115 năm chợ Đông Ba, 115 năm cầu Trường Tiền và 120 năm Bệnh viện Trung ương Huế – bệnh viện “tây y” đầu tiên của Việt Nam. Có khoảng 1.400 nghệ sĩ, diễn viên tham dự. Đã có gần 700 phóng viên trong nước và quốc tế đã đăng ký hoạt động tại Festival Huế 2014. Hơn 350 thanh niên tình nguyện của Tỉnh đoàn Thừa Thiên – Huế được tập huấn các kỹ năng về lễ tân ngoại giao, văn hóa Huế, được hướng dẫn thông thuộc các địa bàn để sẵn sàng phục vụ các đoàn nghệ thuật, và khách du lịch quốc tế.

Đây là dịp quy tụ các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại đến từ các vùng văn hóa Việt Nam và thế giới, đồng thời còn là nơi gặp gỡ, giao lưu và giới thiệu các lễ hội cộng đồng và cung đình với bạn bè quốc tế. Mỗi chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật đều có những bản sắc riêng, những cách thức thể hiện riêng như múa, nhạc, hát, hay ca múa nhạc tổng hợp… nhưng tất cả đều có một một điểm chung dễ dàng nhận thấy đó là tình yêu quê hương, đất nước và sự thân thiện cùng với tấm lòng hiếu khách của mỗi quốc gia. Ở đây chỉ có tiếng nói của hòa bình, của tình hữu nghị và tình anh em gắn kết.

Những điệu múa với vũ đạo lạ đẹp, hấp dẫn người xem

Với phạm trù này thì đầu tiên phải kể đến là nhóm múa Smile đến từ Liên Bang Nga. Đến với Festival Huế lần này, các vũ công tài năng (chỉ với độ tuổi từ 14 – 17 tuổi) ở Nga đã trình diễn những điệu múa dân gian hiện đại độc đáo, lạ mắt xen lẫn với những điệu nhảy sôi động và những điệu ba lê cổ điển cùng với các tiết mục nhào lộn hấp dẫn. Tất cả đã tô đậm chủ đề “Tình yêu từ nước Nga” mà đoàn nghệ thuật từ xứ sở Bạch Dương hướng đến. 

Mặc dù chỉ với những đạo cụ hết sức đơn giản là một cái ghế hay là chiếc khăn tay kèm theo những bộ trang phục truyền thống đẹp mắt, chỉ trong 1 giờ đồng hồ cả 8 tiết mục đều được các vũ công thể hiện hết mình. Những màn múa đầy tươi vui, nhộn nhịp nhưng không kém phần hấp dẫn không “hổ danh” là một trong những nhóm múa xuất sắc và giàu tính sáng tạo nhất thành phố Khabarovsk, từng tham gia rất nhiều lên hoan múa trên thế giới.

Cùng với nhóm múa Smile của nước Nga, thì công chúng khó lòng quên được điệu múa của đoàn nghệ thuật Yangpyeong đến từ Hàn Quốc. Trong đêm diễn vào tối 17/4 tại công viên 3/2, các nghệ sỹ của đoàn nghệ thuật Yangpyeong đã vào vai những người ăn xin hài hước, dễ thương với các điệu nhảy vui nhộn, thu hút sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả, đặc biệt là các em thiếu nhi.

Các trẻ em Huế thích thú hòa nhịp cùng đoàn Yangpyeong - Hàn Quốc

Các trẻ em Huế thích thú hòa nhịp cùng đoàn Yangpyeong - Hàn Quốc (ảnh: Phạm Quyên)

Ngoài ra còn phải kể đến các vũ công của đoàn nghệ thuật Malaysia, Colombia … Mặc dù vào những ngày diễn ra Festival thời tiết ở thành phố Huế nắng nóng gay gắt, nhưng các nghệ sỹ vẫn vui vẻ khoác trên mình những bộ áo quần truyền thống khá dày và nặng. Trong suốt quá trình biểu diễn nụ cười chẳng bao giờ tắt trên môi. Sau khi trình diễn xong họ không quên nán lại giao lưu và chụp bức hình kỷ niệm với người dân. Văn hóa Á, Âu, Phi, Mỹ Latinh… giờ đây đã chung một tiếng nói -  tiếng nói của nghệ thuật.

Lễ hội đường phố khuấy động nét yên bình đất Cố Đô

Đây là lần thứ 2 Lễ hội đường phố được đưa vào chương trình chính của Festival. Theo Ban Tổ chức Festival Huế 2014, lễ hội đường phố "Di sản và sắc màu văn hóa" là sự hòa quyện giữa âm nhạc và vũ điệu đặc sắc rất riêng của các đoàn nghệ thuật đến từ các vùng đất Đông Á - Mỹ Latinh. Bằng sự đồng điệu trong dòng chảy văn hóa âm nhạc và vũ nhạc qua ngôn ngữ không biên giới của gần 20 đoàn nghệ thuật đến từ 10 nước Đông Á và 6 nước đến từ Mỹ- La tinh cùng các đoàn nghệ thuật Việt Nam. Chương trình diễn ra vào các buổi chiều trên những đường chính của thành phố Huế, tạo nên điểm nhấn quan trọng cho Festival Huế 2014.

Các đoàn nghệ thuật đến từ nhiều quốc gia như: Ba Lan, Thái Lan, Lào, Malaysia, Campuchia, Cu Ba, Myanmar, Colombia, Nhật bản, và Đoàn cà kheo đến từ vương quốc Bỉ…  lần lượt nối tiếp nhau trình diễn những tinh hoa nghệ thuật, những điệu múa vui nhộn trước sự trầm trồ đón nhận của khán giả. Suốt dọc các tuyến đường đi qua, đông đảo người dân thành phố Huế và khách du lịch đứng đông nghẹt người hò reo, cổ vũ hết mình trước các phần biểu diễn đầy ngẫu hứng của các nghệ sỹ.

Đoàn cà kheo Bỉ chinh phục toàn thể người dân Huế ở các buổi quãng diễn giữa đường phố

Đoàn cà kheo Bỉ chinh phục toàn thể người dân Huế ở các buổi quãng diễn giữa đường phố (ảnh: Đại Dương)

Nghệ thuật biểu diễn cà kheo độc đáo của các nghệ sỹ đoàn "De Steltenlopers van Merchtem" - Bỉ và nghệ thuật trình tấu đẳng cấp của dàn nhạc "Nadarzyn" - Ba Lan đã góp thêm sắc màu cho "bữa tiệc" nghệ thuật đường phố đầy ấn tượng trong những ngày Festival. Ngoài ra Đoàn nghệ thuật liên đoàn xiếc Việt Nam cũng góp vào buổi quảng diễn những tiết mục nhào lộn đẹp mắt... Tất cả đã tạo nên một không khí hội hè sôi động, làm tan đi nét tĩnh lặng vốn có của xứ Huế trầm tư.

Các chương trình ca múa nhạc dân tộc được đề cao

Ngoài các tiết mục ca múa nhạc mang âm hưởng hiện đại thì các chương trình ca múa nhạc dân gian được ban tổ chức chuẩn bị khá chu đáo và công phu. Các tiết mục đến từ các đoàn ca múa nhạc như: Sao Biển, Đắk Lắk, Việt Bắc, Sơn La, hay như Hát xoan Phú Thọ, dân ca quan họ Bắc Ninh, chương trình ca Huế “Âm sắc Hương Bình”… đã mang lại cho người xem những góc nhìn mới về văn hóa quê hương, và rồi từ đó ẩn sâu trong mỗi người dân là niềm tự hào về văn hóa dân tộc.

Lần đầu tiên ca Huế được tôn vinh ở lễ hội Âm sắc Hương Bình trong Festival Huế

Lần đầu tiên ca Huế được tôn vinh ở lễ hội "Âm sắc Hương Bình" trong Festival Huế (ảnh: Đại Dương)

Sự đa dạng, phong phú về các thể loại được thể hiện rất rõ qua các tiết mục như:  Những điệu múa của dân tộc Chăm-H'roi của đoàn ca múa nhạc Sao Biển (Phú Yên); Cùng với các nhạc cụ đặc trưng của miền đất đỏ bazan như cồng, chiêng, đàn T’rưng… đoàn ca múa dân tộc Đắk Lắk đã có đêm biểu diễn ấn tượng với các điệu múa cháy bỏng, những tiếng hát cao vút, khỏe khoắn âm vang núi rừng,  cùng với các đạo cụ dân tộc đậm chất Cao Nguyên đã thu hút rất đông khán giả đến tham dự. Tất cả đều ngất ngây với nhịp điệu âm hưởng dập dìu, nồng cháy pha lẫn màu sắc trang phục truyền thống của dân tộc Ê –đê.

Hay như những câu ca và làn điệu mượt mà, du dương có những lúc trầm lắng của ca Huế như lột tả tất cả cho người nghe cảm nhận về mảnh đất và con người xứ Huế nhẹ nhàng, sâu lắng và tình cảm. Chương trình Âm sắc Hương Bình nhằm tôn vinh ca Huế và tri ân các nghệ nhân cống hiến cho đất nước, đồng thời góp phần tạo nên động lực trong quá trình lập hồ sơ trình nhà nước công nhận ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 

Festival Huế 2014 mang đậm tính nhân văn, hướng cộng đồng quốc tế sát lại gần nhau. Là dịp để các nước giao lưu, trao đổi, và học hỏi thêm về kho tàng văn hóa đồ sộ của nhân loại. Ngoài ra, là  điều kiện để các nét văn hóa của dân tộc được quảng bá ra trường quốc tế và đồng thời là điều kiện để chúng ta lưu giữ và phát triển đến thế hệ mai sau. Giúp góp phần tôn vinh các nét văn hóa truyền thống  cũng như xây dựng và phát triển nền nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Dưới đây là những khoảnh khắc do Dân trí ghi lại ở Festival Huế 2014:

Rực rỡ sắc màu đêm khai mạc ở sân khấu lộng lẫy nhất trong 8 kỳ Festival

Rực rỡ sắc màu đêm khai mạc ở sân khấu lộng lẫy nhất trong 8 kỳ Festival
Rực rỡ sắc màu đêm khai mạc ở sân khấu lộng lẫy nhất trong 8 kỳ Festival

Cầu Trường Tiền rực "cháy" dưới lửa nghệ thuật đoàn Carabosse (Pháp) tạo nên một cảnh tượng rực rỡ, hoành tráng trong đêm
Sân khấu Đông Thái Hòa trong Đại Nội như một khán phòng

Sân khấu Đông Thái Hòa trong Đại Nội như một khán phòng
Màn trình diễn áo dài và diều Huế trong Lễ hội Áo dài luôn cuốn hút người xem

Màn trình diễn áo dài và diều Huế trong Lễ hội Áo dài luôn cuốn hút người xem
Hoạt cảnh cung nữ đón khách Đêm Hoàng Cung do Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tổ chức

Hoạt cảnh cung nữ đón khách Đêm Hoàng Cung do Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tổ chức
Trang nghiêm cảnh lính thị vệ canh giữ Đêm Hoàng Cung

Trang nghiêm cảnh lính thị vệ canh giữ Đêm Hoàng Cung
Trang nghiêm cảnh lính thị vệ canh giữ Đêm Hoàng Cung
Buổi Yến tiệc đêm Hoàng cung có giá cao nhất Festival với 2 triệu đồng gồm 6 món ăn đã thất truyền đời xưa
Trang nghiêm cảnh lính thị vệ canh giữ Đêm Hoàng Cung

Sự lan tỏa của Festival mang đậm tính nhân văn khi rất nhiều chương trình đến bệnh viện. Trong ảnh là nhạc công chơi accordeon đoàn Amigos (Mỹ) đang "phiêu" cùng điệu nhạc dưới sự cổ vũ và vui vẻ đem lại cho bệnh nhân (ảnh: Đại Dương)
Trang nghiêm cảnh lính thị vệ canh giữ Đêm Hoàng Cung

Lần đầu tiên, Nhật cử đoàn chuyên gia về phục trang kimono đến Huế giúp người mẫu mặc chính xác các bộ "quốc phục" kimono có giá hàng trăm triệu đồng với thời gian mặc cầu kỳ, mất 1 tiếng/bộ (ảnh: Đại Dương)
Trang nghiêm cảnh lính thị vệ canh giữ Đêm Hoàng Cung

Bí thư Tỉnh ủy TT-Huế Nguyễn Ngọc Thiện (áo dài vàng) làm chủ tế ở lễ tế đàn Nam Giao vào 2h30' sáng thay mặt cho quần chúng nhân dân. Lễ Nam Giao từ 2 năm nay đã đi vào phần lễ trang nghiêm, không "màu mè" với hình tượng "vua đóng thế" gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận (ảnh: Đại Dương)
Trang nghiêm cảnh lính thị vệ canh giữ Đêm Hoàng Cung

Festival mở rộng về vùng quê như "Chợ quê ngày hội" ở cầu ngói Thanh Toàn đem lại nhiều nét sinh hoạt văn hóa làng quê độc đáo xứ Huế (ảnh: Hoàng Diệu)
Trang nghiêm cảnh lính thị vệ canh giữ Đêm Hoàng Cung
Khán giả còn có dịp chiêm ngưỡng kỹ thuật thếp vàng thật độc đáo tượng phật hoàng Trần Nhân Tông (để tiến lên Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế) do các nghệ nhân làng dát vàng, bạc Kiêu Kị phối hợp với nghệ nhân Trần Độ làng gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng Hà thành (ảnh: Đại Dương)
Những dàn lửa độc đáo trong đêm Bế mạc

Những dàn lửa độc đáo trong đêm Bế mạc

Những "dàn lửa" độc đáo trong đêm Bế mạc
Thiếu nhi xuất hiện ở các tiết mục làm tươi mới thêm sân khấu

Thiếu nhi xuất hiện ở các tiết mục làm tươi mới thêm sân khấu
Thiếu nhi xuất hiện ở các tiết mục làm tươi mới thêm sân khấu

Festival đã sự góp mặt không nhỏ của nhiều đoàn quốc tế gạo cội như Deepblue - Úc chơi nhạc đầy ngẫu hứng, sáng tạo

Tiết mục của đoàn nghệ thuật Pesona Nusantara, Indonesia

Tiết mục của đoàn nghệ thuật Pesona Nusantara, Indonesia
Tiết mục của đoàn nghệ thuật Pesona Nusantara, Indonesia

Đoàn Colombia với váy hoa hồng sặc sỡ, vui nhộn trên đường phố Huế ở "Lễ hội đường phố" các buổi chiều trong Festival
Đoàn múa Hà Nam - Trung Quốc

Đoàn múa Hà Nam - Trung Quốc
Đoàn múa Hà Nam - Trung Quốc

Những tiết mục đậm chất Huế một lần nữa khẳng định bản sắc văn hóa Huế "chủ đạo" khi hòa nhập cùng 5 châu trong kỳ Festival (trong ảnh là tiết mục Tà áo tím do Hồ Trung Dũng thể hiện cùng nhóm múa).
Đoàn múa Hà Nam - Trung Quốc

Đoàn múa Hà Nam - Trung Quốc


Đoàn múa Hà Nam - Trung Quốc

Nghệ sĩ múa Linh Nga và Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông Sen (TP HCM) thể hiện các tiết mục về hoa sen rất kỳ ảo, đẹp mắt, đậm chất nghệ thuật
Xúc động đêm giã bạn
Xúc động đêm giã bạn
Xúc động đêm giã bạn

Đường phố Huế chật kín người đêm bế mạc Festival - một hiện tượng cho thấy Festival đã ngày càng gần gũi với dân chúng, khách du lịch - là món ăn không thể thiếu ở cố đô với 2 năm một lần (ảnh: Đại Dương)

Festival Huế lần thứ 8 - 2014 được diễn ra trong vòng 9 ngày từ 12 đến 20/4. Trong số 2,4 triệu lượt khách đến với Festival có hơn 23 vạn khách lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ, tăng 25% so với Festival 2012; hơn 10 vạn khách quốc tế là công dân đến từ 115 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 530 cơ sở lưu trú, tại các khách sạn 3-5 sao, lượng khách sử dụng buồng phòng đạt 100% liên tục 5 đêm. Khách tham gia gần như trọn tour 3 ngày. Đặc biệt, có 28 hãng lữ hành quốc tế đưa khách đến Festival Huế 2014, đó là một thành công lớn trong công tác quảng bá, xúc tiến.

Ở kỳ festival này, người dân Huế đã chịu chi và chịu chơi hơn, bằng chứng một lượng người rất lớn đổ về các sân khấu trong chương trình IN-OFF và mua vé dạ yến thưởng thức dù ở mức 2 triệu đồng/suất. Lễ hội này càng ngày càng bộ lộ tính nhân văn như quyên góp được 3.500 quyển sách, xây dựng và trao 3 tủ sách tặng 3 trường tiểu học: Phú Lưu, Triều Sơn Tây, Huyền Trân. 200 triệu mổ tim cho trẻ em nghèo,  triển lãm và biểu diễn phục vụ bệnh nhân đang điều trị…

Bài: Phạm Quyên – Đại Dương
Ảnh: Vũ Phạm