Nghệ An:

Kênh Nhà Lê đón nhận bằng Di tích Quốc gia

(Dân trí) - Sáng 26/7, tại xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An, Sở Giao thông vận tải Nghệ An phối hợp với Cục đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia - Di tích lịch sử kênh Nhà Lê tại Nghệ An.

Ông Lê Minh Thông - PCTUBND tỉnh Nghệ An phát biểu tại buổi lễ.
Ông Lê Minh Thông - PCTUBND tỉnh Nghệ An phát biểu tại buổi lễ.

Dự buổi lễ có ông Hoàng Hồng Giang - Cục trưởng Cục đường thủy nội địa Việt Nam; ông Lê Minh Thông - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ông Lê Hồng Vinh - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy...

Kênh Nhà Lê được khởi đào từ thời Tiền Lê qua 4 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh dài hơn 500 km, trong đó có đoạn đi qua địa bàn Nghệ An dài 128 km, nối từ thành phố Vinh ra thị xã Hoàng Mai.

Đoạn kênh này là một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đặc biệt là kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Đặc biệt, vào những năm chống Mỹ cứu nước, tuyến kênh Nhà Lê đã trở thành một trong những tuyến đường thủy trọng điểm, huyết mạch để vận chuyển lương thực, vũ khí chi viện cho miền Nam ruột thịt phục vụ đánh Mỹ cứu nước.

Nghệ An đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia cho kênh Nhà Lê.
Nghệ An đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia cho kênh Nhà Lê.

Góp phần làm nên thắng lợi đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của ngành Giao thông vận tải. Đó là việc Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường Sông chỉ đạo thành lập Ban nạo vét kênh đào Nhà Lê gọi tắt là BKT 65, Ban khai thác kênh nhà Lê, gọi là Ban KT66 và thành lập các đội vận tải phục vụ cho chiến trường.

Nhờ sự chung tay, góp sức kịp thời của ngành Giao thông vận tải, toàn tuyến kênh Nhà Lê tại Nghệ An nói riêng và kênh Nhà Lê ở 4 tỉnh nói chung luôn được đảm bảo giao thông được thông suốt.

Trong suốt gần 10 năm hoạt động bám tuyến, bám kênh, với 1.350 cán bộ, công nhân viên - lao động, thanh niên xung phong, dân công trung ương và địa phương tham gia chiến đấu trên mặt trận rà phá bom mìn, nạo vét tuyến luồng, chống phong tỏa, chỉ tính riêng địa bàn Nghệ An đã có 130 người đã anh dũng hy sinh.

Để tưởng nhớ, tri ân những chiến sỹ ngành đường sông đã anh dũng hy sinh và một con kênh huyền thoại đã đi vào lịch sử, năm 1996, Ngành Giao thông vận tải Nghệ An chọn địa điểm núi Thần Vũ, gần nơi an táng 130 Liệt sỹ trên địa bàn xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc làm nơi dựng đài tưởng niệm kênh Nhà Lê.

Năm 2015, công trình tượng đài tưởng niệm lại được ngành Giao thông vận tải Nghệ An tôn tạo, tu bổ lại cho xứng đáng với giá trị lịch sử và cảnh quan mới.

Trong suốt gần 10 năm hoạt động bám tuyến, bám kênh, với 1.350 cán bộ, công nhân viên - lao động, thanh niên xung phong, dân công trung ương và địa phương tham gia chiến đấu trên mặt trận rà phá bom mìn, nạo vét tuyến luồng, chống phong tỏa, chỉ tính riêng địa bàn Nghệ An đã có 130 người đã anh dũng hy sinh trên tuyến kênh Nhà Lê.
Trong suốt gần 10 năm hoạt động bám tuyến, bám kênh, với 1.350 cán bộ, công nhân viên - lao động, thanh niên xung phong, dân công trung ương và địa phương tham gia chiến đấu trên mặt trận rà phá bom mìn, nạo vét tuyến luồng, chống phong tỏa, chỉ tính riêng địa bàn Nghệ An đã có 130 người đã anh dũng hy sinh trên tuyến kênh Nhà Lê.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Hoàng Hồng Giang - Cục trưởng Cục đường thủy nội địa Việt Nam nhấn mạnh giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học của Di tích lịch sử kênh Nhà Lê.

Kênh Nhà Lê, ngoài những giá trị lịch sử sâu sắc thì nó còn góp phần lưu giữ và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc xứ Nghệ. Kênh Nhà Lê không chỉ là một mắt xích quan trọng trong hệ thống sông đào vĩ đại.

Không những đong đầy những kỷ niệm bi tráng của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử, mà còn là nơi vinh dự được đặt Đài tưởng niệm để chúng ta nhớ về một con kênh đã đi vào huyền thoại, tưởng niệm những con người đã xuống vì dòng kênh huyền thoại này.

Ông Lê Minh Thông - PCT UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh: Các địa phương cũng như đơn vị quản lý cần có biện pháp tôn tạo, bảo tồn, phát huy có hiệu quả giá trị của di tích để di tích lịch sử kênh Nhà Lê.

Không chỉ là địa chỉ tâm linh trang nghiêm, tôn kính để chúng ta tưởng nhớ về một dòng kênh huyền thoại mà trong tương lai sẽ trở thành một danh thắng, góp phần đắc lực vào việc bảo tồn và phát huy di sản của dân tộc, phát triển kinh tế du lịch của tỉnh nhà.


Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định công nhận kênh Nhà Lê tại Nghệ An là Di tích lịch sử cấp Quốc gia vừa là niềm vinh dự, tự hào nhưng đồng thời cũng đặt ra một trọng trách mới cho tỉnh Nghệ An làm sao phát huy hiệu quả.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định công nhận kênh Nhà Lê tại Nghệ An là Di tích lịch sử cấp Quốc gia vừa là niềm vinh dự, tự hào nhưng đồng thời cũng đặt ra một trọng trách mới cho tỉnh Nghệ An làm sao phát huy hiệu quả.

Việc tôn tạo kênh Nhà Lê tại Nghệ An còn góp phần phát triển văn hóa du lịch. Với lợi thế gần các di tích, danh lam thắng cảnh khác như bãi Lữ, bãi biển Cửa Lò, đền thờ Nguyễn Xí,… lưu thông với nhiều cửa sông Lam, sông Cấm…tạo điều kiện để phát triển loại hình du thuyền trên sông, kết hợp du lịch danh thắng với du lịch tâm linh, giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của các miền quê Nghệ An đến với du khách.

Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định công nhận kênh Nhà Lê tại Nghệ An là Di tích lịch sử cấp Quốc gia vừa là niềm vinh dự, tự hào nhưng đồng thời cũng đặt ra một trọng trách mới cho tỉnh Nghệ An.

Để phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, lịch sử của kênh Nhà Lê tại Nghệ An trở thành địa chỉ tâm linh, trang nghiêm tôn kính đồng thời xây dựng kênh Nhà Lê thành tuyến giao thông đường thủy quan trọng rất cần sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của các Bộ, Ngành trung ương và của các địa phương trong thời gian tới.

Nguyễn Duy