Giai điệu kỳ lạ đến từ giải ngân hà

(Dân trí) - Theo nghiên cứu của NASA các vì sao cũng có thể phát ra.. âm nhạc.

Giai điệu kỳ lạ đến từ giải ngân hà


Âm thanh của các vì sao được tạo ra bởi các rung động trong lòng của chúng, và được phát hiện dựa trên các chu kì lóe sáng và mờ nhạt của chính ngôi sao đó. Các rung động này được tạo thành bởi dòng khí nóng nhiễu động trên bề mặt ngồi sao giúp các nhà khoa học nghiên cứu về tuổi thọ, kích cỡ và thành phần cấu tạo của chúng. Kĩ thuật phát hiện ánh sáng do rung động này tạo thành, cũng như tái tạo âm thanh từ đó được gọi là địa chấn thiên văn học.

Các nhà khoa học đã ghi nhận được các âm thanh tuyệt vời đó, và rất nhiều trong số chúng xuất hiện trên mạng internet. Một số nghe như tiếng không khí thổi qua, số khác lại giống âm thanh trầm đục khiến người ta đau đầu. Dù đây không phải nhiệm vụ ban đầu của kính viễn vọng vũ trụ Kepler nhưng nó đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc tái tạo âm thanh từ các ngôi sao. Kính viễn vọng này ban đầu được phát triển để tìm kiếm các hành tinh trong thiên hà. Kepler có khả năng tìm kiếm các thay đổi cực kì nhỏ trong ánh sáng của các ngôi sao, nhờ đó phát hiện dấu vết của các hành tinh nhỏ quay xung quanh ngôi sao đó. Giờ đây, nó được dùng để theo dõi sự thay đổi của các ngôi sao gây ra bởi chấn động.

Giai điệu kỳ lạ đến từ giải ngân hà


Giai điệu kỳ lạ đến từ giải ngân hà

Các nhà nghiên cứu của Nasa đã tái tạo được âm thanh của các ngôi sao thông qua địa chấn thiên văn học.

Về cơ bản, các ngôi sao cũng giống như các nhạc cụ vì chúng không phải các khối vật chất đặc từ trong ra ngoài. Chính lớp vỏ khí dày bên ngoài giữ âm thanh ở bên trong và khiến chúng dao động bên trong lòng ngôi sao. Khi đó, ngôi sao bắt đầu chu kì giãn nở và co lại. Kèm với đó là ánh sáng từ ngôi sao thay đổi, lúc sáng lúc mờ. Các nhà khoa học theo dõi sự thay đổi đó và tái tạo lại âm thanh của chúng.

Giai điệu kỳ lạ đến từ giải ngân hà

Chính lớp vỏ khí dày bên ngoài giữ âm thanh bên trong và việc theo dõi sự thay đổi của các ngôi sao trong chu kỳ giãn nở giúp các nhà khoa học tái tạo lại được âm thanh của chúng.

Giống việc kèn tuba tạo ra âm thanh trầm hơn kèn trôm-pét, các ngôi sao lớn tạo ra âm trầm đục hơn. Các ngôi sao lớn thường rung động ở tần số thấp, và các nhà khoa học dựa vào đó để tính toán kích cỡ của chúng. Thành phần cấu tạo cũng được nghiên cứu dựa vào sự thay đổi của ánh sáng, từ đó suy ra việc âm thanh di chuyển qua lòng ngôi sao một cách khó khăn hay dễ dàng. Khí Heli giúp âm thanh xuyên qua dễ hơn là Hidro, từ đó khiến âm thanh thay đổi ở trên bề mặt ngôi sao.
 
Một trong những ví dụ có thể kể đến là KIC (Kepler Input Catalog), 11026764. Các nhà khoa học đặt tên cho nó là Gemma, và dựa vào địa chấn thiên văn học họ kết luận rằng tuổi thọ của nó ít nhất là 5.94 tỉ năm. Gemma già hơn Mặt trời khoảng 1 tỉ năm tuổi và có kích thước lớn gấp đôi. Với thành phần cấu tạo chủ yếu là Heli, Gemma vẫn đang tiếp tục biến thành một sao đỏ khổng lồ, và sẽ đạt kích thước cực lớn vào cuối vòng đời.

Giai điệu tổng hợp của các ngôi sao mà các nhà nghiên cứu đã ghi lại được.


Phan Hạnh
Theo KGN