“Festival Văn hóa Việt 2019” được tổ chức tại Hoàng Thành Thăng Long

(Dân trí) - “Lễ hội Fesstival Văn hóa truyền thống Việt và Giao lưu quốc tế 2019” sẽ là một trong chuỗi sự kiện nổi bật đình đám có giá trị văn hóa, phát triển và lưu truyền bảo tồn giá trị văn hóa làng xưa và nay. Lễ hội với ý nghĩa nhân văn trong 5 ngày đầy ấn tượng và đặc biệt.

 “Lễ hội Văn hóa truyền thống Việt và Giao lưu văn hóa quốc tế 2019” là một sự kiện văn hóa tổng hòa bao gồm thiết kế không gian vô cùng độc đáo, công phu với các cảnh tái hiện về làng xưa, chợ quê, nhà cổ và trong bối cảnh đó BTC lồng ghép phối cảnh hoàng cung xưa để quan khách vừa có cơ hội tham quan triển lãm, chụp hình từ dân gian cổ truyền đến khung cảnh và trang phục Vua Chúa hoàng cung xưa, nhằm ghi dấu một cột mốc đáng nhớ của năm Kỷ Hợi.

Chương trình tổ chức công phu từ những giây phút đầu tiên, trong dịp đầu xuân ngày 6/3/2019 diễn ra lễ tái hiện nghi thức và rước Tứ Trấn linh thiêng về cung Hoàng thành Thăng Long làm nghi thức, đại lễ cầu Quốc thái dân an, đất nước hưng thịnh, phát triển và lễ Tri ân, báo công. Một chương trình với nghi lễ đậm nét văn hóa miền Bắc nói riêng và văn hóa trên mọi miền nước Việt nói chung.

IMG_2413.JPG

“Festival Văn hóa Việt 2019” dự tính sẽ hút 100 nghìn lượt khách đến thưởng lãm.

 

Đêm đầu tiên, BTC tổ chức Festival khai mạc đầy nét văn hóa 3 miền với những tiết mục độc đáo của Liên đoàn Võ thuật Việt Nam, UNESCO phối hợp với chương trình múa rối tác phẩm “Hồn quê” của đạo diễn Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và du Lịch - NSND Vương Duy Biên.

Xuyên suốt 4 ngày còn lại là những tiêu đề tác phẩm mang đầy câu chuyện hấp dẫn từ các đạo diễn gạo cội và các diễn viên, người mẫu, đạo cụ dân gian, trình diễn trang phục truyền thống của các nhà thiết kế đình đám về trang phục áo dài cổ trang, áo dài truyền thống nhà thiết kế Sen.

Trong đó còn có những chương trình tôn vinh doanh nghiệp chất lượng có nhiều đóng góp cống hiến cho sự phát triển đất nước. Ngoài ra, lễ hội còn có những hội thảo và tọa đàm về bảo vệ thương hiệu, phát triển doanh nghiệp, văn hóa phong thủy, nghi lễ thờ cúng, nghi lễ đạo Tiên (con rồng cháu tiên) người Việt, nghi thức trầu văn, hầu đồng và ghi danh những đóng góp và cống hiến của các nghệ sĩ lưu truyền giá trị văn hóa linh thiêng của người Việt. Một nghi lễ đậm chất dân gian đáng được bảo vệ và lưu truyền có giá trị truyền thống, giá trị văn hóa đất nước, giá trị di sản phi vật thể.

Qua tổng hòa lễ hội BTC với khát khao mong muốn khơi dậy sự đẹp đẽ của văn hóa truyền thống, những người con sinh ra từ nguồn đất mẹ (Đất Việt) để hằng năm xuân tới chúng ta cùng chung tay, đồng lòng hướng về nguồn cội, hòa mình vào hồn quê, lưu tâm tưởng nhớ văn hiến đất nước mình. CLB Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa truyền thống xây dựng quỹ bảo trợ cho trẻ em khuyết tật, mồ côi, người già neo đơn không nơi nương tựa và trao quà cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng…

Ngoài ra, Lễ hội còn là loại hình kết nối tinh hoa văn hóa Việt đến với bạn bè quốc tế, thể hiện ở nhiều gian hàng trưng bày giới thiệu các sản phẩm Việt nhằm quảng bá hình ảnh và khẳng định hơn nữa sự phát triển của nền kinh tế nước nhà đối với bạn bè quốc tế. Đồng thời, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp tham gia phát triển giao thương, kết nối, ngoại giao và cống hiến cho nền kinh tế Việt Nam. Lễ hội cũng nhằm lưu giữ, tái hiện hình ảnh văn hóa xưa tới giới trẻ, học sinh, sinh viên để nhắc nhở “Những tinh hoa cũ tạo nên những giá trị mới”, đồng thời cũng là dịp đầu năm du xuân và làm lễ Tri ân - Báo công “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Uống nước nhớ nguồn”.

IMG_2414.JPG

Không gian văn hóa cổ xưa trong “Festival Văn hóa Việt 2019”.

 

Bà Hồ Như Quỳnh Chủ tịch CLB Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa truyền thống, đại diện đơn vị tổ chức, thực hiện chương trình lễ hội cho biết: Để Xây dựng và viết ra một kịch bản cho chuỗi sự kiện lễ hội này là một tâm huyết cao cả lớn lao với lòng yêu nước và cùng đó là với mục đích lưu truyền và phát triển di sản và văn hóa Việt, đây là sự kiện nổi bật và mang ý nghĩa sâu sắc, mang tính nhân văn tới cộng đồng. Chương trình cũng là dịp tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức tới linh Thiêng, hồn thiêng sống núi và các bậc tiền nhân đất Việt. Đây là sự gắn kết văn hóa cộng động - Giao thương kinh tế thông qua các hoạt động văn hóa - nghệ thuật dân gian. Festival Văn hóa truyền thống 2019 diễn ra 5 ngày trong bầu không khí xuân rực rỡ, ấm áp, sẽ đem đến cho du khách và người dân những giá trị nghệ thuật quy mô, đặc sắc, chưa từng xuất hiện tại các kỳ lễ hội.

Đạo diễn Festival Vạn Nguyễn, nhấn mạnh đây là một Festival được dàn dựng công phu, mô phỏng, tái hiện cảnh làng cổ, chợ xưa, cây tre, giếng nước, mái đình, làng nghề, nông thôn, hoàng cung Việt xưa, các trang phục truyền thống, lễ hội mùa… Đêm khai mạc, du khách được thưởng thức những màn nghệ thuật diễn xướng văn hóa ba miền, tái hiện truyền thuyết của người Việt cổ… cùng nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc khác kết hợp.

Ban tổ chức dự tính sẽ thu hút khoảng 80.000 đến 100.000 lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan lễ hội. Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 6/3/2019 đến hết ngày 10/3/2019 tại Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.

Nguyễn Hằng