1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Thành phố Huế:

Độc đáo không gian "Tết Huế" tại cố đô

(Dân trí) - Nhằm tái hiện lại những nét văn hóa truyền thống Tết của người dân cố đô và mừng xuân Bính Thân, Bảo tàng Văn hóa Huế vừa giới thiệu tới công chúng và khách du lịch triển lãm “Tết Huế” tại 25 đường Lê Lợi, Thành phố Huế.

Tại triển lãm, những hình ảnh, hiện vật liên quan đến các lễ nghi, tập tục đón Tết, ăn Tết và các đồ chơi dân gian ngày Tết ở Huế được tái hiện rất sống động, ấm áp và có hồn, làm cho người xem như được sống lại ngày tết ở cố đô thuở nào.

Ngoài ra, nhiều hoạt động vui chơi, thú tiêu khiển của người dân cố đô như các trò chơi dân gian ngày Tết, viết thư pháp, trưng bày lồng chim cũng được giới thiệu đến công chúng.

Theo dịch giả, nhà giáo Bửu Ý (Huế) cho hay, do Huế là cố đô nên một số cổ tục đón tết cung đình đã len lỏi vào văn hóa ăn tết của người Huế. Khác với nhiều nơi khác, người Huế chuẩn bị Tết và ăn Tết có phần kỹ lưỡng hơn chính vì lẽ đó.

Được biết đây là lần đầu tiên một bảo tàng tại Huế tổ chức triển lãm với chuyên đề về Tết Huế nhằm gợi nhớ cho người dân về phong tục ý nghĩa của xứ cố đô một thời.

Triển lãm sẽ mở cửa cho đến hết ngày 29/2 (tức 22 Tết).

Không gian Tết Huế
Không gian Tết Huế
Dọn dẹp nhà cửa và bàn thờ để đón Tết
Dọn dẹp nhà cửa và bàn thờ để đón Tết
Phòng khách của một gian nhà xưa Huế ngày Tết
Phòng khách của một gian nhà xưa Huế ngày Tết
Mâm cơm cúng mời ông bà gia tiên về đón Tết
Mâm cơm cúng mời ông bà gia tiên về đón Tết
Gian bếp nhà người Huế đỏ lửa nấu bánh chưng bánh tét ngày Tết
Gian bếp nhà người Huế đỏ lửa nấu bánh chưng bánh tét ngày Tết
Các loại mứt bánh đặc trưng Huế dọn đãi khách ngày xưa là mứt gừng, mứt hạt sen, bánh thuẩn, bánh hạt sen, bánh đậu xanh, bánh ngũ sắc, bánh măng và hạt dưa
Các loại mứt bánh đặc trưng Huế dọn đãi khách ngày xưa là mứt gừng, mứt hạt sen, bánh thuẩn, bánh hạt sen, bánh đậu xanh, bánh ngũ sắc, bánh măng và hạt dưa
Phong tục ngày tết xưa ở Huế thường là mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ và mùng 3 tết thầy. Trong 3 ngày tết, mỗi ngày cúng 3 lần trên bàn thờ tổ tiên
Phong tục ngày tết xưa ở Huế thường là mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ và mùng 3 tết thầy. Trong 3 ngày tết, mỗi ngày cúng 3 lần trên bàn thờ tổ tiên
Các cháu chờ ông bà lì xì
Các cháu chờ ông bà lì xì
Bán cau trầu sáng mùng 1 ở chợ xưa Gia Lạc (nay là chợ Mai)
Bán cau trầu sáng mùng 1 ở chợ xưa Gia Lạc (nay là chợ Mai)
Hoa giấy Thanh Tiên cúng Tết
Hoa giấy Thanh Tiên cúng Tết
Trò chơi dân gian có nguồn gốc từ cung đình lan ra: Đổ Xăm hường. Đây là trò chơi có ở rất nhiều người Huế xưa
Trò chơi dân gian có nguồn gốc từ cung đình lan ra: Đổ Xăm hường. Đây là trò chơi có ở rất nhiều người Huế xưa
Hội bài chòi (ảnh trên) và các loại bài đa dạng được người Huế chơi trong dịp Tết như bài tới, bài kiệu, bài tứ sắc trưng bày trong tủ kính bên dưới
Hội bài chòi (ảnh trên) và các loại bài đa dạng được người Huế chơi trong dịp Tết như bài tới, bài kiệu, bài tứ sắc trưng bày trong tủ kính bên dưới
Nhiều loại ẩm thực rất đa dạng của đất cố đô ngày Tết
Nhiều loại ẩm thực rất đa dạng của đất cố đô ngày Tết
Tục treo cây nêu báo hiệu Tết từ 23 tháng chạp có nhiều ở Huế ngày xưa
Tục treo cây nêu báo hiệu Tết từ 23 tháng chạp có nhiều ở Huế ngày xưa

Đại Dương