1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Dinh thự kì lạ bị niêm phong trong suốt 100 năm

(Dân trí)- Một dinh thự vừa được mở cửa sau 100 năm niêm phong kéo theo biết bao câu chuyện đồn thổi, thêu dệt kỳ bí.

Chân dung ông Louis Mantin, người chủ của căn dinh thự sang trọng tại miền trung nước Pháp.

Chân dung ông Louis Mantin, người chủ của căn dinh thự sang trọng tại miền trung nước Pháp.

Một người đàn ông Pháp tên là Louis Mantin trong bản di chúc của mình đã có một yêu cầu đặc biệt đối với dinh thự nơi ông đang ở và sau hơn 100 năm kể từ ngày ông qua đời nó đã được mở ra để công chúng tới thăm quan.
 
Ông Louis Mantin qua đời vào năm 1905 và theo bản di chúc dinh thự của ông sẽ được mở cửa trờ lại sau 100 năm tuy nhiên phải đến tháng 10 năm 2010 người dân mới có thể vào thăm quan dinh thự này. Theo các nhà nghiên cứu, dinh thự tại Moulins (miền trung nước Pháp) của ông Mantin có kiến trúc vô cùng độc đáo và lạ lùng. Điều được cất giấu sau những cánh cửa của biệt thự thế kỉ 19 này là chủ đề bàn luận trong hàng chục năm qua. Nhiều người cho rằng người chủ của nó, Louis Mantin, đã cất giấu một bộ sưu tập xương người ở đây.

Ảnh chụp bên ngoài dinh thự của ông Louis Mantin.


Ảnh chụp bên ngoài dinh thự của ông Louis Mantin.

Ảnh chụp bên ngoài dinh thự của ông Louis Mantin.

Ông Louis Mantin được biết tới là người sở hữu rất nhiều của cải, nhưng ông không có vợ hay con cái. Ông qua đời năm 54 tuổi, chỉ 8 năm sau khi ngôi biệt thự được hoàn thành. Nó được xây dựng trên tàn tích của một lâu đài thế kỉ 15 của gia đình quí tộc Bourbon. Trong di chúc của mình, Mantin hiến tặng ngôi nhà cho thị trấn, nói rõ rằng ông muốn nó trở thành một bảo tàng sau 1 thế kỉ tính từ ngày ông qua đời. Dù ông không yêu cầu ngôi nhà được niêm phong, nhưng nó cũng không hề bị động chạm trong suốt 1 thế kỉ, dù là trải qua cả thời kì quân Đức chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ 2.

"Nó rất lạ lùng, ngôi nhà giống như một huyền thoại. Mọi người không biết trong đó có cái gì và điều đó khơi gợi trí tưởng tượng của họ", nhà nghiên cứu Maud Leyoudec cho biết. Khi thời hạn 1 thế kỉ sau cái chết của Mantin tới gần, thị trấn bắt đầu thúc đẩy các hoạt động khi đối mặt với việc có thể mất ngôi biệt thự vào tay một người thừa kế của ông Louis Mantin. Theo luật của Pháp, chắt của Mantin là Isabelle de Chavagnac có thể đòi lại quyền sở hữu ngôi biệt thự.

Một số hình ảnh chụp phía bên trong dinh thự với nội thất sang trọng và khá hiện đại.


Một số hình ảnh chụp phía bên trong dinh thự với nội thất sang trọng và khá hiện đại.


Một số hình ảnh chụp phía bên trong dinh thự với nội thất sang trọng và khá hiện đại.

Một số hình ảnh chụp phía bên trong dinh thự với nội thất sang trọng và khá hiện đại.

Khi ngôi nhà được mở cửa, các chuyên gia phát hiện rằng nó đang ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, trong nhà tràn ngập các loại côn trùng. Họ không phát hiện được bộ xương người nào như các câu chuyện đồn thổi. Thay vào đó là hàng loạt các kho báu quí giá như thảm trang trí, bọc tường bằng da cực kì quí hiếm và các tác phẩm nghệ thuật hiện đại.
 
Căn nhà được ông Mantin xây dựng với những công trình phụ khá tân tiến thời đó như hệ thông điện, bồn tắm cùng vòi hoa sen và hệ thống làm ấm khăn tắm. Ngoài ra ông còn có một bảo tàng lịch sử tự nhiên. Đặc biệt trong dinh thự còn có một căn phòng được dán giấy màu hồng để tưởng nhớ tới mối quan hệ được giấu kín của ông. Đó là một mối tình kéo dài 20 năm với một người phụ nữ đã kết hôn. Hình ảnh một người phụ nữ đang nháy mắt treo ở phía trên lò sưởi cũng là một điểm gợi nhớ tới mối tình này.
 
Nhờ khoản tu bổ trị giá 2.9 triệu Franc của chính quyền địa phương mà tòa biệt thự này đã được khôi phục lại nguyên trạng và hiện tại đã mở cửa cho công chúng tới thăm quan.

Một số hình ảnh chụp phía bên trong dinh thự với nội thất sang trọng và khá hiện đại.


Một số hình ảnh chụp phía bên trong dinh thự với nội thất sang trọng và khá hiện đại.

Khi mở cửa căn nhà đã bị xuống cấp nghiêm trọng và chính quyền thành phố phải gấp rút trùng tu giúp nó phục hồi nguyên trạng.

 
Phan Hạnh
Theo Telegraph