1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Đất nước đầu tiên trên thế giới cấm các siêu thị vứt thực phẩm “ế”

(Dân trí) - Trong khi có nhiều người nghèo “ăn bữa nay, lo bữa mai” thì nhiều siêu thị hàng ngày vẫn tiêu hủy một lượng thực phẩm “ế” không nhỏ. Đó là một nghịch lý đã lần đầu tiên được điều chỉnh bằng luật pháp tại một quốc gia văn minh.

Nước Pháp đã quyết định sẽ tận dụng thực phẩm dư thừa tại các siêu thị để làm nên những việc có ích cho cộng đồng, đất nước này sẽ trở thành đất nước đầu tiên trên thế giới cấm các siêu thị vứt đi những thực phẩm thừa, thực phẩm không bán kịp trước khi hết hạn sử dụng.

Các siêu thị giờ đây sẽ buộc phải ký cam kết với nhà chức trách rằng họ sẽ quyên góp tất cả thực phẩm bị ế để các tổ chức từ thiện cần thực phẩm phân phát cho người nghèo có thêm một nguồn thực phẩm đáng lẽ đã bị lãng phí.

Luật mới đã được thông qua bởi thượng viện Pháp sau một thời gian dài vận động bởi các nhà hoạt động xã hội, họ đã làm mọi cách để chính phủ thực hiện những biện pháp làm giảm lượng thực phẩm dư thừa tại các siêu thị bị vứt đi một cách quá lãng phí.

Nước Pháp đã quyết định tận dụng thực phẩm thừa tại các siêu thị để giúp đỡ người nghèo. Khi chính sách này đi vào thực thi, Pháp sẽ trở thành đất nước đầu tiên trên thế giới cấm các siêu thị vứt bỏ thực phẩm bị ế.
Nước Pháp đã quyết định tận dụng thực phẩm thừa tại các siêu thị để giúp đỡ người nghèo. Khi chính sách này đi vào thực thi, Pháp sẽ trở thành đất nước đầu tiên trên thế giới cấm các siêu thị vứt bỏ thực phẩm bị ế.

Sắp tới lượng thực phẩm mà các tổ chức từ thiện phân phát tới người nghèo ở Pháp chắc chắn sẽ tăng đột biến, điều này khiến nhiều tổ chức đã bắt đầu tìm kiếm thêm tình nguyện viên để giúp họ phân loại và phân phát thực phẩm tới người nghèo.

Trước đây, đối với thực phẩm thừa sắp hết hạn sử dụng hoặc thực phẩm bị lỗi trong quá trình vận chuyển, bày bán, các siêu thị thường yêu cầu nhân viên làm hỏng hẳn những thực phẩm này trước khi đem vứt ra thùng rác. Với chính sách mới, các siêu thị không được phép tiến hành biện pháp gây lãng phí này nữa.

Để tránh việc thực phẩm bị bỏ đi tiếp tục được sử dụng dưới bất cứ hình thức nào, các siêu thị đã có rất nhiều cách để khiến thực phẩm không thể nào dùng được nữa, bên cạnh việc làm vỡ, hỏng, giập, họ thậm chí đổ cả hóa chất lên thực phẩm bị bỏ đi để tránh trường hợp có người tới nhặt và đem dùng lại số thực phẩm bị loại bỏ này.

Biện pháp này không hẳn là để bảo vệ sức khỏe người sử dụng mà còn như một kiểu “không bán được thì đập bỏ”. Nhiều chiến dịch phản đối cách hành xử này của các siêu thị đã được tiến hành tại Pháp, các nhà hoạt động xã hội lên án việc lãng phí thực phẩm của các siêu thị trong khi còn có rất nhiều người nghèo không đủ tiền mua thức ăn.

Khi Pháp đã chính thức hành động để ngăn chặn cách loại bỏ thực phẩm thừa của các siêu thị tại nước này, chắc chắn các nhà hoạt động xã hội ở các nước Châu Âu khác cũng sẽ thực hiện những chiến dịch rầm rộ để kêu gọi nhà chức trách ở nước mình hành động tương tự.

Quy định mới yêu cầu các siêu thị tại Pháp phải thực hiện cam kết quyên góp tất cả thực phẩm thừa định vứt đi cho các tổ chức từ thiện, để sau đó các tổ chức này thực hiện biện pháp phân loại và phân phát tới người nghèo.
Quy định mới yêu cầu các siêu thị tại Pháp phải thực hiện cam kết quyên góp tất cả thực phẩm thừa định vứt đi cho các tổ chức từ thiện, để sau đó các tổ chức này thực hiện biện pháp phân loại và phân phát tới người nghèo.
Sắp tới, các tổ chức từ thiện phân phát thức ăn cho người nghèo ở Pháp sẽ có thêm những nguồn thực phẩm dồi dào. Hiện tại, nhiều tổ chức đã tìm thêm tình nguyện viên.
Sắp tới, các tổ chức từ thiện phân phát thức ăn cho người nghèo ở Pháp sẽ có thêm những nguồn thực phẩm dồi dào. Hiện tại, nhiều tổ chức đã tìm thêm tình nguyện viên.

Quy định mới cũng chỉ rõ rằng siêu thị nào vi phạm sẽ phải chịu mức phạt lên tới 75.000 euro (hơn 1,8 tỉ đồng), thậm chí người có trách nhiệm sẽ phải chịu án phạt tù nếu cố ý không thực hiện quy định. Quy định này có hiệu lực đối với các siêu thị lớn có diện tích từ 400m2 trở lên.

Thực tế, mong muốn của các nhà hoạt động xã hội Pháp vẫn chưa dừng lại ở đây, họ còn muốn mở rộng quy định này tới các nhà hàng, tiệm bánh, căng-tin trường học, công sở… để tất cả thực phẩm dư thừa bị lãng phí trong xã hội đều sẽ đến được với người nghèo.

Bích Ngọc
Theo Daily Mail