1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Cứu làng nghèo, Trung Quốc nộp hồ sơ xin công nhận... Di sản

(Dân trí) - Làng Đại Lý ở tỉnh Quý Châu là một trong những ngôi làng nghèo nhất Trung Quốc. Để giúp đời sống người dân địa phương khấm khá lên, Trung Quốc quyết định làm hồ sơ đề xuất đưa Đại Lý trở thành... Di sản Thế giới của UNESCO.

Cứu làng nghèo, Trung Quốc nộp hồ sơ xin công nhận... Di sản

Kinh tế Trung Quốc phát triển bùng nổ trong thập niên vừa qua, tuy vậy, đời sống người dân ở những vùng quê xa xôi, hẻo lánh hầu như vẫn chẳng thay đổi gì nhiều. Đơn cử như làng Đại Lý ở tỉnh Quý Châu.

Đến thăm ngôi làng Đại Lý nằm sâu trong những cánh rừng tre ở tỉnh Quý Châu, tỉnh nghèo nhất Trung Quốc, người ta dễ dàng nhận thấy rằng cuộc sống ở đây, từ xưa đến nay, chẳng thay đổi gì nhiều.

Dọc con đường mòn nhỏ hẹp được phủ bóng râm nhờ những mái hiên lợp ngói, vài người phụ nữ đang khéo léo gồng gánh những thúng đựng đầy ớt vừa thu hoạch từ cánh đồng gần đó. Đi ra bờ sông, sẽ thấy những người phụ nữ mặc áo chàm truyền thống đang ngồi giặt, tiếng chày đập quần áo vang lên nhịp nhịp.

 

Cứu làng nghèo, Trung Quốc nộp hồ sơ xin công nhận... Di sản

Hầu hết các gia đình ở Đại Lý đều có điện, tuy vậy, cuộc sống ở đây vẫn mang đậm nét truyền thống. Thu nhập trung bình của một người dân ở làng Đại Lý chưa bằng 1/3 thu nhập trung bình của một người dân sống ở thành phố.

Cuộc sống ở Đại Lý trước nay vẫn vậy nhưng thay đổi đang dần manh nha xuất hiện ở nơi đây.

Hồi tháng 1 năm nay, làng Đại Lý cùng với 20 ngôi làng khác trong khu vực đã được đưa vào danh sách bổ sung những địa danh mà Trung Quốc muốn kiến nghị lên UNESCO để nâng tầm trở thành Di sản Thế giới.

Nếu kế hoạch này thành công, ngôi làng nhỏ Đại Lý sẽ có vị trí tương đương với Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc hay kim tự tháp của Ai Cập. Như vậy, một ngôi làng nghèo nàn, lạc hậu sẽ có thể trở thành một địa danh tham quan hút khách du lịch.

Cứu làng nghèo, Trung Quốc nộp hồ sơ xin công nhận... Di sản

Các trường học tạm bợ ở đây từng xuống cấp rất nhanh do thiếu kinh phí tu sửa. Theo thống kê, tại một số địa phương, hơn một nửa số trẻ em không được tới trường.

Trước thông tin mới này, người dân ở làng Đại Lý rất phấn khởi, họ hy vọng sẽ có thể mở những nhà trọ tại gia để khách du lịch lưu lại và kiếm sống từ các dịch vụ du lịch đi kèm.

Cứu làng nghèo, Trung Quốc nộp hồ sơ xin công nhận... Di sản

Giống như nhiều đàn ông trong làng, người thanh niên này cũng lên thành phố lao động, anh tranh thủ về thăm nhà nhân dịp đứa con đầu lòng chào đời. Cuộc đi - về chóng vánh này đủ là gánh nặng kinh tế cho vợ chồng anh. Nếu Đại Lý trở thành khu du lịch, những thanh niên như anh chắc chắn sẽ trở về quê sinh sống.

Giống như ở nhiều vùng quê nghèo khác, nam giới ở độ tuổi lao động của làng Đại Lý thường phải rời bỏ quê hương để lên thành phố tìm kiếm việc làm. Vì vậy, khi đến đây, người ta thường chỉ thấy phụ nữ, người già và trẻ nhỏ, hiếm khi thấy bóng dáng đàn ông.

Cứu làng nghèo, Trung Quốc nộp hồ sơ xin công nhận... Di sản

Đàn ông ở độ tuổi lao động đều đi tới các thành phố lớn tìm kiếm việc làm. Ở làng chỉ còn lại phụ nữ, người già và trẻ nhỏ.


Ở đây, mỗi khi mùa gặt đến, lúa lại được phơi đầy làng, bắc qua sông vẫn là những cây cầu gỗ. Nhà ở vẫn lợp ngói, chưa có nhà mái bằng. Ngày ngày, phụ nữ Đại Lý vẫn ra sông rửa rau, giặt giũ quần áo…

Cuộc sống của
các hộ gia đình ở Đại Lý vẫn hoàn toàn dựa vào trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi.

Cuộc sống của các hộ gia đình ở Đại Lý vẫn hoàn toàn dựa vào trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi.

Theo tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, năm 2005, nước này có khoảng 5.000 ngôi làng cổ nhưng đến tháng 7/2012, con số này chỉ còn dưới 3.000. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đang “nuốt chửng” những ngôi làng cổ. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục diễn ra.

Cuộc sống của
các hộ gia đình ở Đại Lý vẫn hoàn toàn dựa vào trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi.

Hiện tại cuộc sống ở Đại Lý vẫn mang đậm nét truyền thống. Tuy vậy, nếu nơi đây được đẩy mạnh phát triển du lịch, không ai có thể nói trước điều gì.

 

Dù cả chính quyền và người dân địa phương đều rất háo hức trước thông tin này nhưng dường như ít người hiểu rằng một khi trở thành địa danh Di sản Thế giới, Đại Lý sẽ phải đón một lượng khách khổng lồ từ cả nội địa và ngoại địa.

Trưởng thôn Tích Giang, một địa danh nằm cách làng Đại Lý 4 tiếng lái xe, đã từng có dịp chứng kiến những thăng trầm biến đổi của Tích Giang trong những năm sau khi trở thành địa danh trọng điểm phát triển du lịch.

Kể từ khi Tích Giang được chính quyền đầu tư phát triển du lịch hồi năm 2008, thu nhập của người dân địa phương đã tăng lên thấy rõ. Vào các đợt cao điểm du lịch, có khoảng 10.000 khách du lịch đến đây mỗi ngày khiến những con đường làng nhỏ hẹp luôn trong tình trạng đông đúc, chen lấn.

Theo trưởng thôn Tích Giang, lợi nhuận đến từ du lịch không bền vững. Đối với những hộ gia đình sống trên đồi, cách xa trung tâm ngôi làng, họ hầu như chẳng kiếm được gì từ du lịch.

Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch cũng gây ra những mặt trái trong cuộc sống vốn mang nhiều nét truyền thống ở nơi đây. Người dân giờ bắt đầu bị “thương mại hóa” và không còn tôn trọng luật lệ của địa phương cũng như những mối quan hệ truyền thống nữa.

 

Cuộc sống của
các hộ gia đình ở Đại Lý vẫn hoàn toàn dựa vào trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi.

Ở đây, những sự kiện lớn của mỗi gia đình như ma chay, cưới hỏi đều là dịp để cả làng cùng tụ lại nấu nướng.

Cuộc sống của
các hộ gia đình ở Đại Lý vẫn hoàn toàn dựa vào trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi.

Những nghi lễ truyền thống vẫn được người dân giữ gìn nguyên vẹn. Khi trong nhà có người qua đời, những thành viên còn lại đều đeo khăn trắng và ngồi bên quan tài túc trực, đồng thời họ cúng tế một con lợn để sau đó xẻ thịt cho cả làng cùng hưởng.

Cuộc sống của
các hộ gia đình ở Đại Lý vẫn hoàn toàn dựa vào trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi.

Không chỉ lễ cưới mà ngay cả lễ tang ở đây cũng là sự kiện lớn của cả cộng đồng. Lễ tang ở đây khá ồn ào với đủ “lệ bộ” gồm ban kèn trống, người khóc mướn và màn đốt pháo.

 

Vấn đề phát triển du lịch bền vững hiện đang là vấn đề “nóng” mà nhiều địa danh di sản của Trung Quốc đang phải đối mặt. Chẳng hạn như thành phố Lệ Giang ở tỉnh Vân Nam hay Bình Dao ở tỉnh Sơn Tây đang phải chứng kiến những biến tướng của du lịch khi người dân địa phương mở những quán karaoke, bar… ồn ã, tạp nham, không phù hợp với những địa danh du lịch đậm nét truyền thống.

 

 

Bích Ngọc

Theo Daily Europe