Cái kết có hậu của nam thanh niên đứng ôm biển xin việc ở ga tàu

(Dân trí) - Người thanh niên này đã từng nộp đi 300 hồ sơ xin việc nhưng đều thất bại, cuối cùng, anh quyết định đứng ôm biển xin việc ở ga tàu. Việc làm của anh thanh niên đã khiến anh trở thành hiện tượng mạng xã hội và có được một cái kết có hậu.

Một cử nhân tốt nghiệp Đại học sống ở thành phố London, Anh đã từng thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng khi anh liên tiếp được các tờ báo nhắc tới. Lý do khiến anh thanh niên được quan tâm như vậy là bởi anh đã tự tin đứng ở ga tàu điện ngầm giơ tấm biển đề những thông tin cá nhân cơ bản như một cách chủ động nộp CV tới cho tất cả những nhà tuyển dụng tiềm năng.

Cuối cùng, sự nhiệt thành đi tìm việc của anh thanh niên đã được trả công xứng đáng, anh không chỉ kiếm được việc làm mà giờ đây còn quay trở lại đúng vị trí cũ, nơi từng đứng giơ tấm biển xin việc, nhưng lần này là để tuyển dụng nhân viên mới cho công ty.

Người thanh niên đang được nhắc tới có tên Alfred Ajani. Quá trình “đưa đẩy” Alfred cầm biển xin việc đứng ở ga tàu xuất phát từ việc anh quá mệt mỏi với việc phải thực hiện các hồ sơ xin việc một cách cẩn thận, nhưng cuối cùng đều thất bại, nhiều khi còn không được hồi đáp. Kể từ khi ra trường, Alfred đã thực hiện hơn 300 hồ sơ xin việc nhưng đều không thành công.

Cuối cùng, Alfred quyết định tự “marketing” bản thân trên diện rộng bằng cách đứng ở ga tàu điện Waterloo (London, Anh) - nơi hàng ngày có rất nhiều người thành đạt trong thành phố di chuyển qua lại - với hy vọng rằng những nhà tuyển dụng tiềm năng sẽ chú ý tới anh.

Quả thực tính toán của Alfred đã không lầm, một công ty tuyển dụng đã rất ấn tượng với cách quảng cáo bản thân của Alfred và đã mời anh về làm việc cho họ. Giờ đây, Alfred làm công việc của một chuyên viên tuyển dụng. Mới đây, anh đã quay trở lại đúng vị trí nơi mình từng đứng giơ biển xin việc để quảng cáo cho những vị trí đang cần tuyển dụng.

Sự tái xuất của anh đã khiến người ta cảm thấy thú vị, như một cái kết có hậu dành cho một thanh niên khao khát có được việc làm.

Alfred Ajani đứng ở ga tàu Waterloo hồi tháng 8 (trái), trên tay anh là một “bản CV” tóm lược về trình độ học vấn, Alfred hy vọng rằng những nhà tuyển dụng tiềm năng khi qua lại ga tàu này sẽ chú ý đến anh và cho anh một công việc. Giờ đây, khi đã được nhận vào làm ở một công ty tuyển dụng, Alfred trở lại đúng vị trí từng đứng ở ga tàu (phải) để trao cơ hội việc làm cho những cử nhân Đại học đang đi tìm việc.
Alfred Ajani đứng ở ga tàu Waterloo hồi tháng 8 (trái), trên tay anh là một “bản CV” tóm lược về trình độ học vấn, Alfred hy vọng rằng những nhà tuyển dụng tiềm năng khi qua lại ga tàu này sẽ chú ý đến anh và cho anh một công việc. Giờ đây, khi đã được nhận vào làm ở một công ty tuyển dụng, Alfred trở lại đúng vị trí từng đứng ở ga tàu (phải) để trao cơ hội việc làm cho những cử nhân Đại học đang đi tìm việc.

Alfred, 22 tuổi, đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi trên mạng xã hội Anh hồi tháng 8 vừa qua khi những người qua lại ở ga tàu chụp hình ảnh anh thanh niên giơ biển xin việc và đăng tải lên mạng. Phương pháp đi xin việc độc đáo của Alfred đã giúp anh nhận được nhiều lời mời làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, quảng cáo và tuyển dụng.

Chỉ hai tuần sau khi đứng ở ga tàu, Alfred đã có được một vị trí trong công ty chuyên tư vấn tuyển dụng. Alfred giờ là thành viên trong một đội chuyên tuyển dụng nhân lực và mới đây, anh đã quay trở lại ga tàu Waterloo để thực hiện chiến lược tuyển dụng của mình.

Alfred đã đăng tải hai bức ảnh đối sánh với nhau trên trang cá nhân. Một bức chụp cảnh anh đi xin việc 5 tháng trước đây và một bức chụp cảnh anh cầm tấm biển đề “Giờ đây tôi đang đi tuyển dụng”. Hai bức ảnh đối sánh được chú thích ngắn gọn: “Cùng địa điểm, khác thông điệp”. Ngay lập tức, bức ảnh đã được chia sẻ lại hàng nghìn lần trên mạng xã hội Anh.

Alfred chia sẻ rằng: “Tôi cảm thấy rất tuyệt vời khi có thể trở lại cùng một nơi để tìm kiếm những người giống như tôi cách đây vài tháng, những người cũng đang vật lộn đi tìm việc. Tôi yêu thích công việc hiện tại của mình và không có một phút giây nào tôi cảm thấy hối tiếc vì ngày đó mình đã đứng giơ biển xin việc ở ga tàu điện”.

Trước khi quyết định đứng ôm biển xin việc ở ga tàu điện, Alfred đã thực hiện 300 bộ hồ sơ xin việc nhưng đều không thành công, cuối cùng, anh tự chủ động quảng cáo bản thân ở ga tàu điện vào một sáng tháng 8. Hành động của Alfred đã rất được khen ngợi trên mạng xã hội như một điển hình về thanh niên vượt khó lập nghiệp. Khi mới được nhận vào công ty, các đồng nghiệp mới của Alfred đã đồng loạt mặc chiếc áo phông có in hình Alfred và dòng chữ “Chào đón Fred”.
Trước khi quyết định đứng ôm biển xin việc ở ga tàu điện, Alfred đã thực hiện 300 bộ hồ sơ xin việc nhưng đều không thành công, cuối cùng, anh tự chủ động quảng cáo bản thân ở ga tàu điện vào một sáng tháng 8. Hành động của Alfred đã rất được khen ngợi trên mạng xã hội như một điển hình về thanh niên vượt khó lập nghiệp. Khi mới được nhận vào công ty, các đồng nghiệp mới của Alfred đã đồng loạt mặc chiếc áo phông có in hình Alfred và dòng chữ “Chào đón Fred”.
Cái kết có hậu của Alfred còn giúp anh trở thành nhân vật trong một phim tài liệu ngắn được thực hiện bởi một hãng truyền thông chuyên phục vụ thanh thiếu niên. Trong ảnh là Alfred bên các đồng nghiệp ở công ty trong ngày đầu tiên đi làm.
Cái kết có hậu của Alfred còn giúp anh trở thành nhân vật trong một phim tài liệu ngắn được thực hiện bởi một hãng truyền thông chuyên phục vụ thanh thiếu niên. Trong ảnh là Alfred bên các đồng nghiệp ở công ty trong ngày đầu tiên đi làm.
Alfred được đánh giá là một thanh niên thông minh và chịu khó. Anh biết rằng ga tàu Waterloo là nơi sẽ có rất nhiều người thành đạt trong thành phố ngày ngày qua lại, vì vậy, anh đã lựa chọn đứng giơ biển xin việc ở đây.
Alfred được đánh giá là một thanh niên thông minh và chịu khó. Anh biết rằng ga tàu Waterloo là nơi sẽ có rất nhiều người thành đạt trong thành phố ngày ngày qua lại, vì vậy, anh đã lựa chọn đứng giơ biển xin việc ở đây.

Câu chuyện về anh thanh niên đứng ôm biển xin việc ở ga tàu

Bích Ngọc
Theo Daily Mail