Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Du lịch không phải là “ngôi sao cô đơn”!

(Dân trí) - “Du lịch có phải ngôi sao cô đơn, chúng tôi khẳng định không phải. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, toàn xã hội đã vào cuộc. Có ban chỉ đạo về du lịch do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo. Chúng tôi rất mong các ngành, các cấp và toàn dân quan tâm đến du lịch”, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã trả lời chất vấn của đại biểu liên quan lĩnh vực Du lịch, sáng 6/6.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL tiếp tục trả lời chất vấn sáng 6/6

Chiều qua, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL nhận được hơn 60 câu hỏi về nhiều vấn đề còn tồn tại của lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch. Chiều 5/6, các đại biểu đã tập trung chất vấn về công tác quản lý nghệ thuật biểu diễn - điện ảnh, công tác phòng ngừa mê tín dị đoan, quản lý nguồn thu từ các khu di tích, danh lam thắng cảnh, du lịch tâm linh, sự lệch chuẩn đạo đức trong một bộ phận công dân. Công tác quản lý và phát triển dịch vụ du lịch.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Du lịch không phải là “ngôi sao cô đơn”! - 1

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội chiều 5/6. Ảnh: CTTCP.

8h sáng nay, Bộ trưởng VHTT&DL tiếp tục phiên chất vấn.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trả lời thêm về chất vấn của đại biểu Ngô Thị Kim Yến liên quan đến lợi dụng tôn giáo - tín ngưỡng để thực hiện các hành vi mê tín dị đoan, vi phạm pháp luật.

Điều 24 của Hiến pháp quy định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng. Nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Có thể khẳng định, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Mục đích của tôn giáo là hướng mọi người đến điều thiện. Nhu cầu tín ngưỡng – tôn giáo là nhu cầu chính đáng của nhân dân. Tuy nhiên, như đại biểu nêu, trong thời gian vừa qua, có một số bộ phận lợi dụng tôn giáo - tií ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan, vi phạm pháp luật. Điều này pháp luật đã xử lý và dư luận xã hội lên án vi phạm đạo đức, văn hoá, thuần phong mỹ tục.

Để khắc hiện tượng nêu trên, Bộ Văn hoá tiếp tục thực hiện giải pháp: Tiếp tục nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường nâng cao nhận thức về tôn giáo – tín ngưỡng và lên án, phê phán và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng.

Đối với bà Yến ở chùa Ba Vàng: TP Uông Bí đã xử lý mức phạt cao nhất là 5 triệu đồng về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch. Nếu có đủ yếu tố để xử lý hình sự thì sẽ bị truy tố.

Tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao lành mạnh để nâng cao đời sống văn hoá.

Đối với các văn bản quy phạm pháp luật, để phòng ngừa cũng như xử lý các hoạt động mê tín dị đoan. Hiện đã có Luật Tôn giáo tín ngưỡng, Nghị định 158 của Bộ Luật hình sự…

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội) về điểm nghẽn và giải pháp đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, điểm nghẽn đầu tiên của du lịch là hạ tầng. Hiện nay hạ tầng sân bay quá tải, khách đến nhiều sân bay không có chỗ đỗ, đợi làm thủ tục rất lâu, nếu tăng lượng khách 20% rất khó đáp ứng.

Về vấn đề thị thực, chúng ta đứng thứ 116. Nếu không tháo gỡ vấn đề này rất khó xúc tiến du lịch.

Xúc tiến quảng bá còn hạn chế, kinh phí cho xúc tiến quảng bá còn ít. Nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là các nhà quản lý khách sạn 4-5 sao vẫn phải thuê người nước ngoài.

Du lịch có phải ngôi sao cô đơn, nhưng chúng tôi khẳng định không phải. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, toàn xã hội đã vào cuộc. Có ban chỉ đạo về du lịch do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo. Chúng tôi rất mong các ngành, các cấp và toàn dân quan tâm đến du lịch.

Đối với nội dung của đại biểu Nguyễn Quốc Hưng về “điểm nghẽn” và giải pháp đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bộ trưởng cho rằng, có nhiều vấn đề. Trong đó, thứ nhất về hạ tầng, sân bay của chúng ta quá tải, nhiều sân bay không có chỗ để đỗ, khách làm thủ tục rất lâu. Nếu tăng lượng khách lên 20-30% thì tình hình rất khó.

Thứ 2 là về thị thực, thị thực của chúng ta hiện xếp hạng thấp nhất trong khu vực, nếu không tháo gỡ trong thời gian tới thì du lịch rất khó tăng trưởng. Thứ 3 là về công tác xúc tiến, quảng bá. Một năm Việt Nam chỉ đầu tư 2 triệu USD nhưng các nước xung quanh như Thái Lan vào khoảng 100 triệu. Đặc biệt là các văn phòng xúc tiến, quảng bá du lịch ở nước ngoài thì Việt Nam lại không có. Trong khi đó, Thái Lan có đến 28 văn phòng.

Ngoài ra, nguồn nhân lực chất lượng cao, nhà quản lý khách sạn 4-5 sao thì phải thuê người nước ngoài. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng: Du lịch không phải là “ngôi sao cô đơn”, muốn du lịch phát triển thì phải có sự vào cuộc của toàn Xã hội. Thời gian vừa qua, nhờ sự vào cuộc này mà du lịch mới đạt được kết quả như vừa rồi.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Du lịch không phải là “ngôi sao cô đơn”! - 2

Trả lời câu hỏi của đại biểu Tống Thanh Bình về quản lý tiền công đức thì hôm qua tôi cũng đã trả lời. Hiện nay chỉ có văn bản là Thông tư 04 giữa Bộ VHTT&DL với Bộ Nội vụ quy định về quản lý tiền công đức.

Giải pháp để phát triển du lịch bền vững do phát triển du lịch quá nóng nên ảnh hưởng đến an ninh an toàn và bảo tồn di sản. Ý kiến của đại biểu rất đúng. Du lịch chúng ta phát triển quá nhanh nên vấn đề an ninh an toàn và bảo tồn di sản gặp nhiều vấn đề.

Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã có hai chỉ thị 04 và 08 sẽ giải quyết những vấn đề như đại biểu nêu. Đề nghị chính quyền địa phương cùng phối hợp để giải quyết tốt hai chỉ thị trên.

Về phía Bộ VHTTDL đã ban hành quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch. Cơ cấu lại nguồn khách, đặc biệt là khách du lịch chất lượng cao và lưu trú dài này.

Trả lời câu hỏi về giải pháp bảo tồn nghệ thuật truyền thống, khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên…, đại biểu Thiện cho biết, hiện nay, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác này.

Bộ VH, TT&DL đề ra giải pháp: Hoàn thiện cơ chế, chính sách, dành ngân sách đặt hàng các tác phẩm nghệ thuật truyền thống.

Tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế đặc thù, tổ chức các cuộc thi,… làm hồ sơ trình UNESCO công nhận nghệ thuật truyền thống: hát Then, đàn Tính, nghệ nhân dân dân, nghệ nhân ưu tú.

Liên quan đến câu hỏi của đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) về tình trạng hiện tượng nghệ sỹ nổi tiếng làm việc ở các trường, đoàn thể đang có xu hướng tách ra ngoài làm, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện thừa nhận có tình trạng này nhưng cho rằng không phải là phổ biến. “Đây là việc không vui nhưng phải chấp nhận”, Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng, giải pháp là phải tạo được môi trường để các nghệ sỹ phát huy được tài năng, đổi mới xây dựng cơ chế chính sách, nghiên cứu bổ sung tài chính, huy động toàn xã hội quan tâm vào phát triển VHNT, tăng cường hợp tác quốc tế, chăm lo đời sống của nghệ sỹ…

Trả lời chất vấn của đại biểu Hà Thị Lan. Có 3 vấn đề, vừa rồi có nhiều tấm gương người tốt việc tốt nhưng không được nhân dân biết đến trong khi đó các hiện tượng lệch chuẩn lại được tung hô. Bộ trưởng Thiện thừa nhận hiện tượng này đúng là có chuyện như vậy.

Giải pháp, tiếp tục thực hiện hiệu các phong trào ở địa phương. Đẩy mạng tuyên truyền, lên án cái xấu, nhân rộng gương người tốt việc tố, những hành động đẹp trong xã hội và xây dựng đạo đức lối sống lành mạnh của người Việt Nam.

Về vấn đề quản lý và giám sát kinh doanh karaoke vũ trường, năm 2009, Bộ VHTTDL đã ban hành quy chế về kinh doanh karaoke vũ trường. Tuy nhiên, do sự phát triển của đời sống xã hội nên…Với trách nhiệm của Bộ đã nghiên cứu để thay thế nghị định 103 trình Chính phủ.

Bổ sung hoàn thiện các điều kiện về âm thanh, ánh sáng và địa điểm kinh doanh. Bổ nhiệm sự giám sát đối với các bộ ngành trong quản lý việc kinh doanh dịch vụ karaoke.

Về giải pháp bảo tồn các yếu tố văn hoá truyền thống của dân tộc thiểu số như: chữ viết, ngôn ngữ, tiếng nói... Có thể khẳng định, công tác bảo tồn chữ viết, ngôn ngữ và tiếng nói của dân tộc thiểu số thời gian qua đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để bảo tồn được các yếu tố này cần phải có giải pháp, nghiên cứu và sưu tầm, ưu tiên xuất bản sách báo bằng tiếng dân tộc thiểu số, phục dựng các lễ hội truyền thống và sản xuất phim bằng tiếng dân tộc thiểu số…

Về câu hỏi của đại biểu Triệu Thị Hùng để tăng cường thị phần phim Việt, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, một năm 240 phim một năm đối với phim ngoại, lấn át phim nội. Lí do liên quan đến luật điện ảnh. Hiện nay chúng ta chưa có hạn ngạch nhập phim. Phải dung hàng rào kĩ thuật phim, hai là quy định đối với phim Việt tổng số buổi chiếu phải đạt 20%. Đặt hàng phim Việt, thu hút các nhà đầu tư sản xuất phim. Chúng ta có nhiều bộ phim có doanh thu đến 200 tỷ đồng.

Tình hình thiếu vắng phim về đề tài lịch sử dân tộc và phim dành cho thiếu nhi thiếu do các nhà sản xuất phim tập trung vào dòng phim lợi nhuận. Giải pháp là Nhà nước phải đặt hàng phim, tháo gỡ cơ chế, chính sách.

Về hoạt động chiếu phim cho vùng sâu, vùng xa, hiện nay có 276 đội phim lưu động phục vụ 9,1 triệu lượt người xem. Bộ sẽ quan tâm tới công tác phát hành phim.

Về giải pháp đối với tình trạng các khu di sản của Nhà nước mà cá nhân tiến hành thu tiền tham quan đối với du khách, Bộ trưởng cho biết, UBND tỉnh áp dụng mức phi áp dụng mức phí và lệ phí, không có chuyện tư nhân được thu phí.

“Tôi không biết khu di sản nào của Nhà nước mà tư nhân đứng ra thu tiền”, Bộ trưởng Thiện nói.

Đại biểu Thái Trường Giang tranh luận. Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng trả lời câu chất vấn của tôi hôm qua tôi thấy chưa thoả đáng. Với trách nhiệm quản lý văn hoá của đất nước mà để xảy ra sự việc như ở chùa Ba Vàng như thế là chưa được. Xử lý theo quy định của vi phạm hành chính xong rồi bà Phạm Thị Yến lại tiếp tục phát tán clip trên mạng và tiếp tục rao giảng những điều chưa đúng như thế là chưa được.

Bộ trưởng trả lời câu hỏi của đại biểu Thuỷ ở Bến Tre như vậy cũng là chưa được. Tôi đồng tình là luật và văn bản dưới luật cần phải được chỉnh sửa vì không còn được phù hợp.

Riêng chỗ bà Phạm Thị Yến là vi phạm hình sự chứ không phải vi phạm hành chính. Theo tôi, bà Phạm Thị Yến phải đựa truy tố theo Bộ Luật hình sự là lừa đảo chiếm đoạt tài sản và truyền bá mê tín dị đoan. Hành vi này đã thể hiện rất rõ. Việc chúng ta chưa ngăn chặn kịp thời, trong đó có trách nhiệm của nhiều bộ ngành và có cả trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ VHTTDL.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời việc có hiện tượng kinh doanh chùa hay không, Bộ trưởng trình bày, theo quy định của Pháp luật Việt Nam và giáo hội Việt Nam không có kinh doanh chùa.

Tuy nhiên, hiện nay có một số cá nhân lợi dụng vào niềm tin của nhân dân, gây bức xúc của xã hội.

Về câu hỏi có hiện tượng quan chức đóng góp xây chùa hay không, Bộ Nội vụ hiện chưa phát hiện được cán bộ, công chức nào góp tiền xây chùa. Việc xây dựng các cơ sở thờ tự hiện nay đều do nhân dân đóng góp.

Về vấn vi phạm ở chùa Ba Vàng, Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Quảng Ninh, ban Hội đồng trị sự của Giáo hội Phật giáo đã tiến hành xử lý, dư luận đa số đồng thuận với cách xử lý của giáo hội phật giáo và các bộ ngành, tạo niềm tin trong Tăng ni, Phật tử.

Về các giải pháp tăng cường công tác quản lý của Bộ Nội vụ trong thời gian tiếp theo, Bộ sẽ tập trung đề xuất trình Chính phủ các văn bản, đặc biệt là văn bản xử phạt vi phạm. không để xảy ra lệch chuẩn văn hoá, trái thuần phong, mỹ tục.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời câu hỏi của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng về việc có nên đưa lễ hội xuân hồng thành Lễ hội Quốc gia. Về hiến máu nhân đạo thì Bộ Y tế phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam giao cho Viện Huyết học tổ chức. Ngoài lễ hội này còn có Chủ nhật đỏ của báo Tiền phong phối hợp với nhiều cơ quan tổ chức. Tuy nhiên, để lễ hội xuân hồng trở thành Lễ hội Quốc gia thì Bộ Y tế đang làm đề án xin ý kiến của Chính phủ và nhiều bộ ngành.

Liên quan đến phản ánh của các đại biểu về các hành vi mê tin di đoan, các nghi lễ dâng sao giải hạn và việc một số chùa do tư nhân xây dựng, hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Hà Nội) khẳng định tất cả các chùa trên phạm vị cả nước đều do Giáo hội Phật Giáo và nhân dân xây dựng, không có chùa nào có sự đóng góp của cá nhân, quan chức để trục lợi mà đại biểu nêu là “chùa BOT”.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm khẳng định, Giáo hội phật giáo luôn phát huy tinh thần yêu nước, đạo pháp, lợi dân, xây dựng nếp sống văn hóa. “Hiện nay hiện tượng sai lệch, sai lầm của các nhà tu hành có ứng xử chưa phù hợp tuy vẫn có nhưng ít, đó là con sâu làm rầu nồi canh. Hiện tượng này đều đã được giáo hội Phật giáo Việt Nam xử lý nghiêm. Tôi xin khẳng định là không dung túng, bao che cho các nhà tu hành đặc biệt là các chức sắc khi vi phạm”.

Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) chất vấn, hiện nay có vấn đề thiếu chuẩn mực trong lối sống của một số nghệ sĩ khiến giới trẻ làm theo, muốn nổi tiếng bằng mọi giá, giải pháp của Bộ là gì để giảm thiểu tình trạng trên?

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa chất vấn. Ở đây có các vị lãnh đạo quản lý Nhà nước về vấn đề tôn giáo và các đại biểu tôn giáo nên tôi xin hỏi: Bây giờ các chùa ai sở hữu? Những người sở hữu chùa này làm gì để bảo đảm không có vụ lợi cá nhân và nếu có thì có luật pháp gì để quản lý? Kinh nghiệm của các nước về quản lý cái này ra sao? Quản lý tiền công đức và cúng dường như thế nào?

Đề nghị Chính phủ có trả lời rõ ràng, chúng ta quản lý các công trình tâm lý như thế nào và quản lý nguồn thu như thế nào?

Và bảo đảm quyền đến thăm chùa chiền mà không bị chặt chém bởi việc lợi dụng hoạt động tín ngưỡng đó ra sao?

Đại biểu Tuấn Phong (An Giang) chỉ ra vấn đề, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, tuy nhiên tỉ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại từ lần thứ 2 trở đi ngày càng thấp, 10 khách chỉ có 1 khách muốn quay trở lại. Vì sao tỉ lệ này lại thấp như vậy và giải pháp?

Đai biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) hỏi Bộ VHTT&DL về giải pháp giúp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về giải pháp và hướng để khai thác phát huy thế mạnh du lịch của vùng. Thứ 2 là, về thát triển du lịch thông minh 4.0 là tất yếu, Chính phủ có giải pháp gì thích ứng với điều kiện mới?

Đại biểu Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn): Du lịch cộng đồng ở các vùng dân tộc thiểu số đang thiếu cơ sở chính sách, thiếu cơ sở hạ tầng, người dân làm du lịch còn thiếu kỹ năng, ngoại ngữ. Bộ có giải pháp gì để phát triển du lịch cộng đồng ở vùng dân tộc thiểu số?

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) đặt ra câu hỏi, thứ nhất nhiều di tích quốc gia xuống cấp quốc gia trong khi các tỉnh khó khăn bố trí kinh phí, vậy giải pháp là gì?

Vấn đề thứ 2 là quan điểm của Bộ trưởng về việc HDV du lịch nước ngoài xuyên tạc lịch sử Việt Nam.

Vấn đề thứ 3 là công tác phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT đang có những kẽ hở. Giải pháp cho vấn đề này. Danh hiệu diva trong lĩnh vực âm nhạc có được Bộ Văn hoá công nhận hay không?

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung - Thái Bình: Hiện nay rất nhiều di tích quốc gia xuống cấp trầm trọng, trong khi địa phương không đủ ngân sách để khắc phục. Xin Bộ trưởng cho biết giải pháp khắc phục sự việc này?

Trong thời gian qua tình trạng hướng dẫn viên du lịch nước ngoài có những thuyết minh không chuẩn khi dẫn khách đến Việt Nam. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này và giải pháp khắc phục?

Tình trạng hội nghề nghiệp phong tặng danh hiệu không đúng chức năng và trái pháp luật. Đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm và giải pháp khắc phục hiện tượng này? Danh hiệu diva có phải là danh hiệu trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật không?

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Du lịch không phải là “ngôi sao cô đơn”! - 3
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện. (Ảnh chụp qua màn hình)

Trả lời chất vấn của Đại biểu, Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, Bộ trưởng Thiện thừa nhận đúng là công tác phối hợp trong phòng chống mê tín dị đoan chưa thật hiệu quả. Các sở ngành quản lý các cơ sở như di tích có công trình tôn giáo tín ngưỡng thì Bộ Nội vụ quản lý về công tác Nhà nước, Bộ VHTT&DL quản lý về di tích và ở địa phương có hai sở quản lý. Đặc biệt, ở địa phương chịu trách nhiệm chính. Nhưng bây giờ sự việc xảy ra thì Bộ nào chịu trách nhiệm trong việc này. Ví dụ như vụ chùa Ba Vàng vừa qua.

Thời gian tới, chúng ta sẽ phải có sự phối hợp thật chặt chẽ giữa các bộ ngành và sở ngành địa phương.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) liên quan đến đạo lạ, chúng tôi chuyển sang cho ban Tôn giáo Chính phủ.

Liên quan đến câu hỏi về hành vi lệch chuẩn, thiếu chuẩn mực của một số nghệ sĩ, ca sĩ chúng tôi khẳng định, cần phê phán vì vi phạm lối sống thiếu văn hoá, thuần phong, mỹ tục. Bộ Văn hoá sẽ ban hành quy chuẩn đạo đức đối với người hành nghề.

Nghiên cứu các nghị định xử phạt các hành vi lệch chuẩn, kiểm tra thực hiện thật nghiêm.

Liên quan đến câu hỏi của đại biểu Lê Công Nhượng về công nghiệp văn hóa, theo Bộ trưởng năm 2016 Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển văn hóa ở Việt Nam. Ở các nước, văn hóa được coi như một ngành công nghiệp đóng góp rất lớn vào GDP như: Hàn Quốc, Nhật Bản… Tại Việt Nam từ khi chính phủ ban hành đề án, đến nay Bộ cũng đã triển khai thực hiệ. Kết quả thấy tõ nhất là lĩnh vực điện ảnh, doanh thu mỗi năm khoảng 3000 tỷ,Bộ phấn đấu đến năm 2020, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3% GDP cả nước.

Trả lời các câu hỏi của đại biểu Ánh Tuyết, Tuấn Phong, Nguyễn Thị Thu Dung về du lịch, Bộ trưởng cho biết, về khách quốc tế quay trở lại Việt Nam, hiện chưa nhiều, độ lưu trú trung bình 9,27 ngày, chi tiêu của một khách quốc tế đến Việt Nam là khoảng 1.200 USD (Thái Lan là 1.400 USD).

Sản phẩm du lịch mới cũng đã được nghiên cứu, xây dựng, bên cạnh đó cũng tìm giải pháp để tăng mức chi tiêu của du khách.

Về phát triển du lịch của ĐBSCL còn nhiều tiềm năng nhưng chưa mạnh. Cơ sở hạ tầng hạ tầng còn hạn chế, chưa có nhiều đường bay, việc đi lại khó khăn. Các sản phẩm du lịch tương đối đơn điệu.

Đối với du lịch 4.0, Bộ đang triển khai tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu, bản đồ số, phát triển các ứng dụng quản lý HDV, khách sạn, nhà hàng và công nghệ.

Trả lời câu hỏi về các sản phẩm du lịch Việt Nam, Bộ trưởng cho biết, hiện tại, các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú với các loại hình: du lịch biển, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch đô thị. Trong thời gian tới chúng ta sẽ có du lịch thể thao, sang năm sẽ có giải F1-đua tài Việt Nam. Chúng ta sẽ tổ chức nhiều giải thể thao, gần nhất là Seagame, đây là cơ hội xúc tiến du lịch.

Trả lời đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết về tiêu chí xét tặng nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú và giải thưởng văn học nghệ thuật, Bộ trưởng Thiện thừa đúng là thời gian qua việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ và xét tặng giải thưởng có những vấn đề không phù hợp với thực tiễn tình hình. Trước tình hình đó, Chính phủ đã sửa lại Nghị định về xét tặng danh hiệu và giải thưởng… Thời gian vừa qua, có những vấn đề chưa phù hợp thì Chính phủ đã cho phép linh hoạt một số trường hợp như trong Nghị định. Bộ đang xem xét trình Chính phủ sửa đổi nghị định này cho phù hợp.

Về sản phẩm du lịch thì cần phải có sản phẩm du lịch đa dạng phong phú. 4 loại hình mà tôi đã nêu trước đây. Thời gian sắp đến có sản phẩm du lịch thể thao và sang năm là công thức đua F1 thể thao, thu hút khách du lịch đến Việt Nam. Sắp đến tổ chức nhiều giải thể thao thì chắc chắn du lịch về thể thao là sản phẩm du lịch của Việt Nam trong tương lai. Chính sách là phải đầu tư.

Thông tin thêm câu hỏi của các đại biểu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, chúng ta cần có khung pháp lý bảo vệ ngôn ngữ tiếng Việt, bảo vệ văn hoá đạo đức. Thủ tướng cho rằng, hiện nay trong các nghị định, thông tư ban hành, trong hương ước của từng địa phương, từng cơ quan đã có những quy định đó, tuy nhiên cần hoàn thiện, bổ sung và tổ chức thực hiện cho nghiêm.

Về tiếng Việt, Chính phủ hết sức quan tâm và giao cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu 10 đề tài cấp Bộ nghiên cứu. Nhiều hoạt động bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt được các cơ quan chú trọng. Sách giáo khoa từ mẫu giáo trở lên cũng nghiên cứu vấn đề này...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời đại biểu Ngô Trung Thành về việc lợi dụng uy tín của các chi hội để tổ chức người đi tham gian quan giá rẻ.

“Tôi đồng tình vơi trả lời của Bộ trưởng. Nó cũng giống như hành vi bán hàng đa cấp. Mỗi người dân nên cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo. Chúng ta lưu ý, khi cho không hoặc rẻ hơn mức bình thường nên cảnh giác. Các tổ chức đoàn thể nên có cảnh giác và hướng dẫn để hội không bị lợi dụng. Ai bị lừa nên báo kịp thời cho các cơ quan chức năng để xử lý, phạt thật nặng. Nếu phạt nặng mà vẫn vi phạm thì phải xem xét để xử lý hình sự”.

Phó Thủ tướng cho biết: “Cá nhân tôi rất ngại khi nói nhiều về 4.0, hiện nay cả thế giới đều nói phải ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển kinh tế, không chỉ du lịch”.

Không nói đâu xa, các đại biểu có thể nhìn thấy việc áp dụng trí khôn nhân tạo vào họp Quốc hội để các ý kiến đại biểu phát biểu được chuyển thành văn bản, đằng sau đó là chương trình Chính phủ chỉ đạo.

Về du lịch, những câu hỏi của đại biểu Hưng là gợi ý cho ngành du lịch, về các xếp hạng về an toàn an ninh, nhân lực và thị trường lao động, mức độ ưu tiên cho ngành du lịch, mức độ cạnh tranh về giá, hạ tầng hang không, hạ tầng du lịch, hạ tầng tài nguyên thiên nhiên, văn hoá… Chúng ta có những chỉ tiêu thấp rất thấp, thấp nhất là bền vững về môi trường chúng ta xếp thứ 128 trên thế giới...

***

Sau phần tham gia trả lời của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi chất vấn Bộ trưởng VHTT&DL sáng nay, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã kết thúc phần chất vấn Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện. Với 34 đặt câu hỏi, 9 đại biểu tranh luận còn các đại biểu chưa được hỏi sẽ gửi bằng văn bản.

Ban Văn hoá