1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Bình Định:

Báo chí với bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc

(Dân trí) - Ngày 24/10, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam tổ chức Hội thảo “Báo chí với bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc”.

Hơn 30 tham luận tại 
Hơn 30 tham luận tại Hội thảo “Báo chí với bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc”.

Dự hội thảo có đại diện Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin - Truyền thông, các cơ quan nghiên cứu văn hóa - nghệ thuật, các nhà nghiên cứu, nhà báo… Đặc biệt có hơn 30 tham luận của các nhà nghiên cứu tập trung bàn về vai trò, chức năng của báo chí trong công tác tuyên truyền, quảng bá, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện nay cả nước có khoảng 40.000 di tích được kiểm kê, trong đó xếp hạng 7.848 di tích cấp tỉnh, 3.174 di tích cấp quốc gia, 34 di tích cấp quốc gia đặc biệt và 7 di sản được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới. Chúng ta đã thống kê lập hồ sơ 13.440 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 35 di sản được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 6 di sản được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại…

Một tiết mục trống trận của nghĩa quân Tây Sơn
Một tiết mục trống trận của nghĩa quân Tây Sơn

Điều đó cho thấy, thời gian qua ngoài sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cơ quan báo chí từ trung ương đến địa phương luôn bám sát đời sống văn hóa của đất nước, phản ánh tích cực, sinh động nền văn hóa dân tộc. Góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, làm phong phú bản sắc dân tộc, từng bước nâng cao tinh thần đời sống của nhân dân.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ ra một số hạn chế mà báo chí làm chưa tốt trong việc tuyên truyền trên lĩnh vực này. Dung lượng và thời lượng dành cho di sản văn hóa dân tộc ở không ít cơ quan báo chí còn khiêm tốn, qua loa, chiếu lệ; Không ít tờ báo chưa thực sự quan tâm hoặc mạnh tay trong việc bảo vệ di sản của dân tộc; nhiều tờ báo bộc lộ khuynh hướng thương mại hóa, theo thị hiếu, câu khách làm mờ đi bản sắc văn hóa dân tộc…

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Trong đó, báo chí cần tiếp tục tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản văn hóa dân tộc tới các tầng lớp nhân dân trong nước và thế giới biết về đất nước, con người Việt Nam thông qua di sản văn hóa dân tộc.

Một tiết mục trống trận của nghĩa quân Tây Sơn
GS. Hoàng Chương - Tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn & Phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam khẳng định vai trò rất quan trọng của báo chí trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc

Giáo sư Hoàng Chương - Tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn & Phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam khẳng định: Nói đến bảo tồn, phát huy, quảng bá văn hóa dân tộc không thể không nói tới vai trò của báo chí, truyền thông. Báo chí là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy việc ra đời Luật Di sản Văn hóa. Nhờ tiếng nói của báo chí mà sự xâm hại của di sản văn hóa được ngăn chặn. Bên cạnh đó, còn phát huy, tôn vinh những tài năng, nghệ thuật dân tộc từ xa xưa và các thế hệ nghệ sĩ tài năng kế tiếp…

NSUT Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho rằng: Báo chí truyền thông phải là người đồng hành làm công tác văn hóa; báo chí phải thực hiện đồng đều cả biểu dương mô hình địa phương thực hiện bảo tồn văn di sản văn hóa tốt, phê phán những địa phương thực hiện chưa tốt; nhiệm vụ của báo chí ngoài tuyên truyền phải giải thích cho công chứng hiểu về di sản văn hóa dân tộc, cái hay, cái quý, cái đẹp của nó…

Doãn Công