2013 - năm ai cũng có thể nổi tiếng!

“Người nổi tiếng” ngày nay không chỉ là khái niệm nói về các cá nhân bước trên thảm đỏ hay xuất hiện trên truyền hình. Ngay cả những người tự quay phim chụp ảnh tung lên mạng xã hội cũng có thể chia sẻ danh hiệu tương tự.

Năm 2013 đã chứng minh điều đó. Và theo trang CBS, trong thập niên trước mắt, chúng ta chuẩn bị đón nhận sự đổ bộ của những người tự nổi tiếng. Sau đây là những tác động văn hóa đã giúp xu hướng này chi phối năm 2013.

1.Truyền hình thực tế

Trước những năm 2000, khó mà thấy hàng triệu người vô danh nhưng háo danh bỗng dưng trở thành một ngôi sao. Nhưng với truyền hình thực tế, điều không thể đó đã trở thành có thể. Các chương trình truyền hình thực tế luôn có được lượng người xem cao nhất, nhì trên nhiều đài hiện nay.

Không ai có thể cưỡng lại xu hướng này. So với phim truyền hình, các chương trình nói về trải nghiệm thực tế hoặc các cuộc thi tài năng tốn ít chi phí hơn và công chúng có thể tham gia, dự phần chứ không chỉ là khán giả. Việc này thu hút được sự quan tâm xã hội rộng lớn hơn, bởi vậy khó có khả năng các chương trình truyền hình thực tế sẽ biến mất trong thời gian tới.

2013 - năm ai cũng có thể nổi tiếng!


Bộ phimThe Truman Show (1998)đã nói lên bản chất sắp đặt của truyền hình thực tế, nhưng hiện nay tham gia truyền hình thực tế là công thức vàng để nổi tiếng trong một thời gian ngắn.

2. Sức mạnh của YouTube

YouTube là một mỏ tiền có thể nhìn thấy được. Trang web này là điểm đến của tất cả: công chúng, các nhà bình luận, các nhà sản xuất, các nghệ sĩ đã hoặc chưa được biết đến.

YouTube dường như trở thành trung tâm toàn cầu của văn hóa đại chúng, bởi bên cạnh âm nhạc, giờ đây dường như bất cứ thứ gì cũng có thể dễ dàng được chia sẻ dưới dạng một đoạn phim. Tại Việt Nam, các nhân vật "tự nổi tiếng" cũng đã tận dụng YouTube rất hiệu quả để đạt được mục đích trong một thời gian ngắn.

3. Bệnh “tự sướng” do sự bùng nổ mạng xã hội

Hai mạng xã hội Facebook (ra đời năm 2004) và Twitter (ra đời năm 2006) vừa cho thấy sức mạnh của truyền thông, vừa là bằng chứng cho một cơn say văn hóa: bệnh tự yêu mình quá nặng của hầu như cả thế giới.

Nhưng mặt khác, mạng xã hội trở nên hữu hiệu không ngờ trong việc hỗ trợ báo chí và truyền thông chính thống, nhất là khi có thông tin nóng hổi được cả cộng đồng quan tâm. Đó là công cụ truyền tin nhanh nhất, đặc biệt là với những sự kiện nóng hoặc thảm họa. Lúc đó, Facebook hay Twitter trở thành một “thế lực”, hoặc cánh tay phải đắc lực của báo chí.

Nhưng có thượng vàng thì cũng có hạ cám. Mạng xã hội cập nhật và bàn tán từng li từng tí về chứng nghiện đồ ăn nhanh của Ashton Kutcher, một trong những ngôi sao có nhiều người theo dõi nhất trên Twitter.

4. Bê bối người nổi tiếng phong cách thế kỷ 21

Nhờ công nghệ, cụ thể là máy quay và máy ảnh kỹ thuật số, giờ đây người ta có thể đưa tin và bàn tán về bất cứ điều gì liên quan đến người nổi tiếng. Các thiết bị giúp công chúng biết ngôi sao này đi đến quán cà phê nào, rời đi trên chiếc xe nào, ngôi sao kia đến hộp đêm nào, uống say ra sao…

Blogger chuyên viết về ngôi sao Perez Hilton bỗng trở thành thẩm phán và giám khảo tự phong về các ngôi sao, khi bình phẩm, phán xét tất cả mọi thứ mà các ngôi sao làm. Và rất tự nhiên, bản thân Perez Hilton cũng trở thành một người tự nổi tiếng.

2013 - năm ai cũng có thể nổi tiếng!


Các mạng xã hội như Facebook và Twitter mang tới bằng chứng rõ rệt về thói tự yêu mình của thế giới

5. Auto-Tune tàn phá âm nhạc?

Nếu có điều gì được coi là thay đổi lớn trong phong cách âm nhạc của thập niên qua thì đó chính là Auto-Tune – công nghệ điều chỉnh âm thanh bằng thiết bị điện tử để tạo nên những âm thanh như của người máy. Với công nghệ này, nhiều giọng ca "làng nhàng" vẫn có thể cho ra những sản phẩm âm nhạc ăn khách, chủ yếu theo phong cách dance pop pha trộn hip-hop rất thịnh hành.

Auto-Tube, về mặt nào đó, là ví dụ điển hình cho một thời đại mà hình ảnh của ca sĩ quan trọng hơn cả tài năng âm nhạc thực sự. Auto-Tune có thể thay thế cho giọng hát thực, và giới sản xuất âm nhạc đã có lúc bị lên án là quá lạm dụng kỹ thuật này.

Một trong những bài hát đầu tiên sử dụng công nghệ Auto-Tune làBelievecủa Cher hồi năm 1998. Về sau công nghệ được sử dụng ồ ạt: từ nhạc pop của Britney Spears cho đến nhạc country của Rascal Flatts, nhạc rap của Kanye West… Điều trớ trêu là mới đây, West và người bạn là rapper Jay-Z, vừa hợp tác cho ra đời ca khúc D.O.A. (viết tắt củaDeath of Auto-Tune- Cái chết của Auto-Tune). Ca khúc này chỉ trích sự phụ thuộc của âm nhạc vào công nghệ.

6. Nhạc số tiếp tục đe dọa đĩa CD

Máy nghe nhạc iPod ra đời năm 2001 và thành công vang dội với hơn 220 triệu chiếc đã được bán. Tiếp theo trang bán nhạc số iTunes ra đời năm 2003. Đó là 2 bước ngoặt cho sự thay đổi trong nền công nghiệp âm nhạc, khi nhạc số ngày càng quan trọng.

Song hành với đó, đĩa CD bắt đầu hấp hối. Đĩa CD chết dần trong những năm qua, nhưng chưa chết hẳn. Có thể thấy trong thập kỷ tới, nhạc số sẽ tiếp tục tung hoành, và sẽ chẳng ngôi sao nào cứu được đĩa CD.

Sự thay đổi này đã tạo ra thay đổi trong thói quen nghe nhạc. Ngày nay, nói đến nghe nhạc, người ta nghĩ đến việc lên mạng chứ không phải là đi mua đĩa. Vì thế, ngày càng có nhiều sản phẩm âm nhạc được tung lên mạng trước khi một kênh phát hành ưu tiên và chính thức.

Báo in trong tình trạng nguy hiểm

Đầu thập kỷ này, các nhân viên của tờ báo Rocky Mountain News ở Denver (Mỹ) vẫn tin rằng nghề nghiệp của họ vẫn vững chãi như trong thập niên 2010. Tờ báo đã hoạt động từ năm 1859. Nhưng tháng 2 năm nay, tờ báo đóng cửa, trở thành nạn nhân tiếp theo của sự "di cư hàng loạt" của độc giả sang địa hạt của báo mạng. Tiếp đó, hàng loạt tờ báo khác như The Halifax Daily News, Baltimore Examiner and Cincinnati Post cũng đóng cửa.

Đến tháng 10, tờ báo 200 tuổi London Evening Standard trở thành báo phát miễn phí. Những câu chuyện như thế này kéo dài bất tận. Trong thập kỷ trước mắt, báo in sẽ vẫn tiếp tục khó khăn.
Hộp chỉ chứa chữ. Màu nền, viền, kiểu dáng của chữ hay hộp đều có thể thay đổi.

Hạ Huyền



Theo Mi Ly
Thể thao & Văn hóa