Nguy cơ viêm vùng kín do nhiễm... giun kim

Nhiễm giun gây ra nhiều tác hại cho như: giảm trí nhớ, học không tập trung, suy dinh dưỡng, rối loạn thần kinh, chậm phát triển trí tuệ…song ít ai biết tới việc nhiễm giun còn có thể khiến phụ nữ dễ bị viêm vùng kín.

Chưa quan hệ nhưng…vẫn bị viêm vùng kín

Nhiều bạn gái trẻ chưa từng quan hệ nhưng phát hiện ra bị viêm vùng kín đã không khỏi bất ngờ và lo lắng. Song trên thực tế, tại các phòng khám phụ khoa, điều này không phải là hiếm

Chị Hoàng Thanh Mai (Biên Hòa, Đồng Nai) nhập viện trong tình trạng viêm nhiễm phụ khoa nghiêm trọng như: âm hộ đỏ, đau, có mùi hôi, dịch tiết âm đạo bất thường, thỉnh thoảng bị đau khi đi tiểu… Sau khi làm các xét nghiệm kiểm tra, bác sĩ phát hiện ra chị bị nhiễm giun kim lâu ngày. Đây là một loại giun nhỏ, sống chủ yếu ở đường tiêu hóa. Giun kim cái thường ra rìa hậu môn để đẻ trứng và vì vậy, mỗi lần đẻ trứng thì sẽ kích thích niêm mạc hậu môn gây ngứa, sưng tấy làm cho người bị nhiễm giun rất khó chịu. Đặc biệt, đối với chị em phụ nữ, giun kim có thể mang theo phân từ hậu môn chui vào âm đạo gây viêm nhiễm âm hộ - âm đạo. Theo các chuyên gia y tế, loại giun này sinh sôi rất nhanh, ở điều kiện thuận lợi (tại nếp nhăn hậu môn), chỉ sau 6 – 8 giờ, trứng giun kim phát triển thành ấu trùng và có khả năng lây nhiễm.

Nhiều người thường có suy nghĩ sai lầm là trẻ em mới bị nhiễm giun nên chủ quan không tẩy giun định kỳ, đến khi bệnh trở nặng thì mới đi khám và chữa trị. Theo các chuyên gia y tế, ngoài yếu tố về khí hậu, môi trường sống thì nguyên nhân quan trọng nhất khiến trẻ mắc giun kim là do kiến thức thực hành vệ sinh của nhiều người còn nhiều hạn chế và không tẩy giun định kỳ đúng cách.

Nguy cơ viêm vùng kín do nhiễm... giun kim
PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương kêu gọi mọi người tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần vào ngày 6.1 và 1.6 hàng năm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình

Người lớn cũng cần tẩy giun định kỳ

Theo Tiến sĩ Trần Thanh Dương, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì mỗi người dân cần chủ động tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần và duy trì thành thói quen bắt buộc. Đồng thời, phải chọn thuốc tẩy giun hợp lý về tính hiệu quả và an toàn.

Học
sinh tiểu học tại Hà Nội tham gia chương trình Tẩy giun cộng đồng 6116
Học sinh tiểu học tại Hà Nội tham gia chương trình Tẩy giun cộng đồng 6116

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tẩy giun có tác dụng cùng lúc với nhiều loại giun khác nhau và việc uống thuốc tẩy giun cần phảilưu ýđúng liều lượng, đủ thời gian để tránh tái nhiễm. Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, thuốc tẩy giun chứa 500mg mebendazol là thuốc có hoạt tính tẩy giun cao, ít độc tính, giúp hạn chế các tác dụng phụ cũng như những biến chứng do thuốc tẩy giun.

Trong số ba dạng thù hình của mebendazol thì polymorph C được giới y khoa đánh giá là có hoạt tính tẩy giun cao nhất, ít độc tính so với loại A và B. Đây là hoạt chất có cơ chế tác dụng là làm tê liệt hoặc làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của giun, khiến giun tự chết đi và tự phân giải theo đường phân. Mọi người có thể uống thuốc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, vào lúc bụng đói hay no. Nếu muốn thuốc phát huy tác dụng tốt nhất thì nên uống sau bữa ăn tối 2 giờ hoặc vào sáng sớm khi bụng đói. Phụ huynh có thể tẩy giun cho bé bằng những loại thuốc có mùi vị trái cây hoặc vị sô-cô-la để khuyến khích sự hợp tác của bé.

Học
sinh tiểu học tại Hà Nội tham gia chương trình Tẩy giun cộng đồng 6116
LD50 là chữ viết tắt của liều gây độc trung bình, LD50 càng cao thì sẽ càng ít gây độc tính. Nguồn: Rodriguez-Caabeiro F. et al, Chemotherapy 1987; 33(4):266-71

Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương kêu gọi mọi người tẩy giun vào ngày Quốc tế Thiếu nhi 1.6. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình Tẩy giun cộng đồng 6116 nhằm khuyến khích mọi người tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần vào ngày 6.1 và 1.6 hàng năm. Trong đợt triển khai ngày 6.1, hơn 11.000 phụ huynh đã được tham gia khảo sát và tư vấn hotline về việc tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ. Kết quả khảo sát cho thấy có 56,4% phụ huynh không tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần cho trẻ; trong đó, 4,1% chưa bao giờ tẩy giun cho con, 9,9% phụ huynh không nhớ đã tẩy giun cho con hay chưa và gần 42,5% trẻ em được tẩy giun cách đây từ 1 năm trở lên.