Kiểm soát các bệnh hô hấp: Từ bệnh viện đến cộng đồng

Đây là chủ đề chính của Hội nghị khoa học Bệnh phổi toàn quốc lần thứ VI được tổ chức từ ngày 21-22/8 tại Đà Nẵng.

Sự kiện do Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam và Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp tổ chức thu hút gần 600 đại biểu từ các bệnh viện/tổ chức trong và ngoài nước tham dự.

Kiểm soát các bệnh hô hấp: Từ bệnh viện đến cộng đồng - 1

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên phát biểu tại hội nghị

Việt Nam đứng thứ 12 về số người mắc lao, phổi và hô hấp

Với tình trạng ô nhiềm môi trường ngày càng gia tăng, các bệnh về hô hấp: lao, phối, hen suyễn đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân hiện nay. Bệnh đã tác động không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong 10 năm qua, bình quân mỗi năm trên thế giới vẫn có hơn 9 triệu người mắc lao và gần 2 triệu người chết vì bệnh lao, trong đó 85% số người mắc bệnh lao và 95% số người chết vì lao là người dân ở các nước đang phát triển.

Ước tính năm 2013, trên toàn thế giới có 12 triệu người hiện mắc lao, 9 triệu người mới mắc lao, 13% dân số mắc lao có đồng nhiễm HIV, 1 triệu rưỡi người tử vong do lao, trong đó 0,36 triệu người tử vong có đồng nhiễm HIV, 65.000 người mắc lao đa kháng thuốc.  Tỷ lệ lao đa kháng thuốc: 3,5% trong số bệnh nhân mới và 29,5% trong số bệnh nhân đã từng điều trị lao. Ước tính có 480.000 người mắc lao đa kháng thuốc, trong đó có khoảng 9% là lao siêu kháng. Liên minh về bệnh lao đã gọi các chủng lao kháng thuốc là một trong những "mối đe dọa sức khỏe toàn cầu”.

Tại Việt Nam, có khoảng hơn 5 triệu người mắc bệnh hen, hơn 1,3 triệu người mắc bệnh phổi mãn tính và tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi ngày càng tăng. Việt Nam cũng là quốc gia xếp thứ 12 trong số 22 nước có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới. Năm 2014, toàn quốc đã phát hiện 102.070 bệnh nhân lao các thể, tỷ lệ phát hiện là 111,35/100.000 dân; trong đó có 49.934 bệnh nhân lao phổi AFB ( ). So sánh với năm 2013, số bệnh nhân lao phổi mới phát hiện trong năm 2014 đã giảm 673 bệnh nhân; tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi AFB ( ) đạt 89,93%. Tuy nhiên, bệnh lao vẫn xếp vào mức trung bình cao so với toàn cầu. Nguy cơ nhiễm lao hàng năm ở Việt Nam hiện nay là 1,7%, trong đó ở phía Bắc 1,2%, phía Nam 2,2%, khoảng 44% dân số đã bị nhiễm lao.

Không chỉ lao, kết quả nghiên cứu mới nhất ở Việt Nam cũng cho thấy, tỷ lệ mắc hen phế quản là 3,9% dân số, tức là cả nước có gần 4 triệu người mắc bệnh hen​, trong đó mỗi năm có khoảng 3.000-4.000 người chết mỗi năm.

Theo Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, có rất nhiều người tử vong do các bệnh về hô hấp như: lao, hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... trong khi nếu chúng ta quan tâm thì hoàn toàn có thể tránh được. Đa số người tử vong vì họ thiếu hiểu biết về bệnh, không được điều trị dự phòng và không được cấp cứu theo đúng phác đồ.

Ngày 17/3/2015, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 với mục tiêu giảm 30% số mắc và 40% số tử vong trong 5 năm từ 2015 - 2020. Chương trình chống lao quốc gia cũng đặt mục tiêu hết năm 2015 sẽ giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 187 người/100.000 người dân; giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 18 người/100.000 người dân; tỉ lệ mắc lao đa kháng thuốc dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện.

Kiểm soát các bệnh hô hấp: Từ bệnh viện đến cộng đồng - 2

PGS.TS. Vũ Xuân Phú, Tổng thư ký hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam, Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương tham quan gian hàng tại Hội nghị.

Kiểm soát từ bệnh viện đến cộng đồng          

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bệnh về hô hấp ngày một gia tăng như ô nhiễm môi trường, chất thải công nghiệp, nhiễm trùng (do virus), nấm mốc, sử dụng thuốc và hóa chất tùy tiện, nhịp sống căng thẳng nhiều stress... Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là đa số những người mắc bệnh nói riêng và cả cộng đồng nói chung chưa quan tâm đúng mức và chủ động kiểm soát một cách khoa học.

Hiện nay, tỷ lệ điều trị thành công các bệnh về hô hấp như lao, phổi... trên toàn cầu đạt 82%, nhưng tỷ lệ phát hiện chỉ đạt 37% số bệnh nhân ước tính. Như vậy, còn rất nhiều bệnh nhân không được chữa trị đang tiếp tục lây bệnh cho cộng đồng, và theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có thêm 1% dân số thế giới bị nhiễm lao (65 triệu người).  Nếu không điều trị, tỷ lệ tử vong do bệnh lao có thể cao khoảng 70% trong vòng 10 năm.

Tại Việt Nam, những năm qua đã đạt nhiều thành tựu trong việc phòng chống bệnh lao. Mạng lưới Phòng chống lao được củng cố. Hàng năm hệ thống y tế cả nước đã phát hiện 100.000 bệnh nhân lao và chữa khỏi cho 92% số bệnh nhân này. Nhận thức của người dân về các bệnh hô hấp cũng được nâng cao một cách đáng kể.

Hiện Bệnh viện Phổi Trung ương đã xây dựng hướng dẫn thực hành xử trí tốt bệnh hô hấp bao gồm 4 chuẩn thực hành lâm sàng hen, COPD, viêm phổi và lao. Bệnh viện có đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính có trách nhiệm quản lý, tư vấn cho người bệnh, đào tạo và xây dựng mạng lưới tại cộng đồng. Bệnh viện đã lập kế hoạch áp dụng “Thực hành xử trí tốt bệnh hô hấp-PAL” trong toàn bộ hệ thống trên toàn quốc để phát huy hiệu quả quản lý các bệnh hô hấp nói chung và quản lý bệnh hen nói riêng.

Bên cạnh một số dược phẩm nước ngoài đang được phân phối phổ biến ở Việt Nam, điều đáng mừng, các công ty trong nước cũng đã sản xuất được sản phẩm đặc trị bệnh hô hấp với chất lượng cao, có giá thành thấp hơn sản phẩm ngoại nhập. Đáng chú ý với sản phẩm Zensalbu của Công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội dù mới ra mắt thị trường khoảng 1 năm nhưng đã được đón nhận tốt từ các bệnh viện tuyến trung ương đến cơ sở và được thanh toán bảo hiểm như Bệnh viên Nhi Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai và một số bệnh viện tuyến tỉnh: Thái Nguyên, Hải Phòng, Hòa Bình, v.v…Dược sỹ Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết, Zensalbu hổ trợ điều trị các bệnh về hô hấp như: phổi, hen suyễn thông qua cơ chế giãn phế quản bằng khí dung nên an toàn hơn so với các loại thuốc tiêm, uống khác. Chúng tôi hi vọng, dược phẩm thương hiệu Việt Nam sẽ được các bệnh viện tin dùng, tiến tới phát triển ra thị trường nước ngoài.

Ghi nhận ban đầu tại các bệnh viện đã sử dụng sản phẩm này đã cho thấy những tín hiệu tích cực. Theo bác sỹ Hà, bệnh viện Nhi Trung Ưong, mỗi ngày  bệnh viện tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân nhi mắc các bệnh về hô hấp. Sản phẩm Zensalbu của Công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội đã hỗ trợ rất tốt trong việc làm giãn phế quản, ngăn cơn co thắt phế quản giúp các bé dễ thở hơn và ngăn chặn viêm phế quản mãn tính. Hiện trên thị trường cũng có một số sản phẩm bệnh hô hấp của Ấn Độ và Philipin nhưng Zensalbu có nhiều lợi thế hơn nhờ là sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý. Đúng như PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ, Chủ tịch Hội lao và bệnh phổi Việt Nam, Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuất ra những sản phẩm hỗ trị bệnh phổi chất lượng cao. Chúng ta nên ủng hộ xu hướng sử dụng sản phẩm Việt Nam như chỉ thị của Thủ Tướng Chính phủ về việc “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tại Hội nghị khoa học Bệnh phổi toàn quốc lần thứ VI, các đại biểu đã tập trung thảo luận các lĩnh vực chính: Cập nhật Hướng dẫn kiểm soát Hen và COPD tại Việt Nam (VNAC2015); Điều trị toàn diện Ung thư phổi; Ngoại khoa lồng ngực – Định hướng mới; Viêm phổi bệnh viện (HAP); Suy hô hấp và điều trị; Bệnh phổi hiếm gặp; Bệnh phổi và môi trường; Kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện;…

Bên cạnh các hoạt động khoa học, hội nghị còn triển khai các gian hàng triển lãm. Bệnh viện Phổi Trung ương, Chương trình chống lao quốc gia và Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam cũng tham gia trưng bày các ấn phẩm, tài liệu hoạt động, truyền thông, các kết quả nổi bật của các dự án hợp tác với các đối tác như PSI, KNCV, PATH, CDC, Woolcock, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Mạng lưới cộng đồng phòng chống lao Việt Nam... qua đó thúc đẩy trao đổi ý tưởng mới, đồng thời cũng là cơ hội để phát triển các mối quan hệ hợp tác trong nghiên cứu.

T.Huyền